Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

Thông tin chung về huyện Phú Lương

2010-11-10 08:26:00.0

Phú Lương có tổng diện tích tự nhiên là 369,34 km2 gồm thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và 14 xã, dân số có mặt đến 1/4/2009 là 105.152 người.

Trong những năm qua, phát triển kinh tế của huyện đã đạt được những thành quả khả quan. Giá trị tăng thêm (theo giá so sánh) tăng từ 123,8 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 471,37 tỷ đồng năm 2009, đạt tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân 11,39%/năm thời kỳ 2005 - 2009. GDP bình quân đầu người tăng từ 6,42 triệu đồng năm 2005 lên 10,1 triệu đồng năm 2009. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản từ 57,4% năm 2005 xuống 52,95% 2009. Công nghiệp xây dựng tăng từ 18,0% lên 27,27%; thương mại dịch vụ giảm nhẹ từ 23,7% xuống 19,78%. Như vậy nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong nền kinh tế huyện trong giai đoạn 2005 - 2009. Tuy nhiên, so với lợi thế và tiềm năng, huyện còn chưa phát huy hết để có sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, cơ sở vật chất văn hoá xã hội còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

Năm 2002 Uỷ ban nhân dân Huyện đã tiến hành lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Phú Lương thời kỳ 2001 -  2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định phê duyệt (QĐ số 74/QĐ-UB ngày 11 tháng 01 năm 2002), trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội của cả nước, của tỉnh Thái Nguyên và huyện Phú Lương đã có rất nhiều thay đổi, đặt ra cho Huyện những cơ hội và thách thức mới.

PHẦN THỨ HAI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI  HUYỆN PHÚ LƯƠNG GIAI ĐOẠN 2005 – 2009

.     TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

.     THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

.     Tăng trưởng kinh tế

Về tăng trưởng kinh tế của huyện vượt mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Phú Lương đề ra (thời kỳ 2001 – 2005 là 8 – 10%/năm), đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, GDP bình quân đầu người đạt 10,1 triệu đồng/người 2009.

     Tăng trưởng giá trị sản xuất qua các năm (giá cố định)

 

 

 

 

Đơn vị: giá trị: tr.đ, TĐT: %

 

2005

2006

2007

2008

2009

TĐ tăng            2005 – 2009

Tổng GTSX

360.935

453.622

523.144

523.400

618.950

11,39

1. Nông lâm thuỷ sản

190.000

215.777

228.051

229.000

265.300

6,90

2. Công nghiệp xây dựng

95.900

150.450

190.590

190.400

200.550

15,90

3. Thương mại dịch vụ, du lịch

75.035

87.395

104.503

104.000

153.100

15,33

4. GDP BQ/người (giá TT)

6,42

7,05

8,38

9,19

10,1

 

                 
 

2.     Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt và đúng hướng, tăng dần công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm nông lâm thuỷ sản, năm 2005 cơ cấu kinh tế: nông lâm thuỷ sản 57,4%, công nghiệp xây dựng 18,9%, thương mại dịch vụ 23,7 %, năm 2009 tương ứng là: 52,95%, 27,27% và 19,78%.

     Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm (giá thực tế)

 

 

 

Đơn vị: giá trị: tr.đ, cơ cấu: %

Hạng mục 

2005

2006

2007

2008

2009

Tổng GTSX

317.470

465.936

694.879

695.200

708.950

    Cơ cấu %

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

1. Nông lâm th.sản

182.285

279.295

368.887

370.500

375.400

    Cơ cấu %

57,4

59,9

53,1

53,3

52,95

2. Công nghiệp XD

59.855

72.922

187.200

189.300

193.340

    Cơ cấu %

18,9

15,7

26,9

27,2

27,27

3. Thương mại d.vụ

75.330

113.719

138.792

135.400

140.200

    Cơ cấu %

23,7

24,4

20,0

19,5

19,78

               

       Nguồn: NGTK tỉnh, huyện các năm.

.     ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KHÁC

.     SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHUNG NĂM 2009

STT

Hạng mục

ĐVT

tỉnh Thái Nguyên

Phú Lương

1

Tăng trưởng kinh tế

%

11,47

11,39

2

Cơ cấu kinh tế

%

100,0

100,0

-

Công nghiệp - xây dựng

%

39,78

27,27

-

Thương mại - dịch vụ

%

36,24

19,78

-

Nông lâm thuỷ sản

%

23,98

52,95

3

Dân số trung bình

Người

1.150,000

105.152

4

GDP bình quân đầu người

1000đ

8.670,0

10.100

5

SL lương thực BQ/người

kg/năm

357,0

298

     Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên và huyện Phú Lương

.     ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN

Giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản năm 2005 đạt 190,0 tỷ đồng (giá CĐ); năm 2009 đạt 265,2 tỷ đồng (tốc độ tăng bình quân 6,90% giai đoạn 2005 - 2009): trong đó nông nghiệp tăng 6,04%/năm (trong ngành nông nghiệp: trồng trọt tăng ổn định 4,15%/năm, chăn nuôi tăng mạnh 9,36 %/năm; ngành dịch vụ nông nghiệp tăng mạnh đạt 16,86%), thuỷ sản tăng 28,45%/năm; lâm nghiệp tăng 30,08%/năm.

Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch chậm theo hướng tăng nhẹ lâm nghiệp, thuỷ sản, giảm nông nghiệp, tuy nhiên cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản của huyện chủ yếu vẫn là nông nghiệp (trên 90%), lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng rất thấp.

Năm 2005 nông nghiệp 97,4%, lâm nghiệp 1,5%, thuỷ sản 1,1%; năm 2009 nông nghiệp giảm nhẹ còn 90,4%, chăn nuôi đã chiếm tỷ trọng đáng kể 30,1%; lâm nghiệp tăng mạnh đạt 5,0%; nuôi trồng thuỷ sản đã tăng mạnh trong cơ cấu đạt 4,6%.

–     Thời kỳ 2005 - 2009 GTSX nông lâm nghiệp tăng 6,90%/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 6,04%/năm, GTSX ngành trồng trọt tăng 4,15%/năm, sản lượng lương thực có hạt tăng 3,78%, tăng diện tích cây trồng giá trị cao theo hướng sản xuất hàng hoá. Sản lượng lương thực liên tục tăng, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng thay dần diện tích bằng các giống mới năng suất cao như chè, cây ăn quả, rau,… tăng giá trị sản xuất trồng trọt trên 1ha đất canh tác.

¨     Giá trị sản phẩm trồng trọt tăng liên tục qua các năm, năm 2006 đạt 35,7 triệu đồng/ha, năm 2009 đạt 44,7 triệu đồng/ha.

¨     Lâm nghiệp chú trọng chăm sóc, bảo vệ rừng, đẩy mạnh trồng rừng tập trung,  tỷ lệ che phủ rừng đạt 45%, giá trị sản xuất tăng khá cao 30,08%/năm (2005 - 2009).

–     Thuỷ sản tăng mạnh 28,45%/năm (giai đoạn 2005 - 2009), phát triển nuôi tôm, cá nước ngọt và  nuôi trồng thuỷ sản giá trị kinh tế cao (chuyển đổi cơ cấu thủy sản thâm canh và mô hình hiệu quả kinh tế cao).

–     Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đã bắt đầu được đầu tư và ngày càng hoàn thiện, tăng thu nhập nông hộ.

–     So với tiềm năng, ngành nông lâm nghiệp còn tồn tại những vấn đề sau:

¨     Chuyển dịch cơ cấu sản xuất tiến triển còn chậm, chủ yếu vẫn tự phát, quy mô nhỏ, tiềm ẩn nhiều yếu tố kém bền vững. Chăn nuôi phát triển chậm, tỷ trọng quá thấp so với ngành trồng trọt, đặt ra nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.

¨     Chất lượng nông sản chưa cao, giá trị hàng hoá thấp, chưa xây dựng được vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn. Giá trị sản xuất trồng trọt bình quân trên ha đất nông nghiệp còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.

¨     Khả năng đầu tư của hộ thấp, tập quán canh tác chậm đổi mới, nhận thức của một bộ phận nông dân về sản xuất hàng hoá hạn chế.

¨     Sản phẩm chủ lực là sản phẩm chè ( nhất là chè sạch, chè an toàn) chưa khẳng định thương hiệu trên thị trường; khả năng thích ứng sản xuất với những thay đổi của thị trường chưa cao.

¨     Mức độ cơ giới hoá sản xuất, thu hoạch, chế biến còn rất hạn chế. Công nghiệp chế biến chưa phát triển đủ để trở thành động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững.

¨     Các dịch vụ về sản xuất và tiêu thụ nông sản còn chưa kịp thời.

.     CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP – XÂY DỰNG

Hiện trạng sản xuất công nghiệp - TTCN

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng của huyện Phú Lương đang ngày một phát triển, đạt một số kết quả khả quan, giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng (CĐ 94) tăng từ 95,9 tỷ đồng năm 2005 lên 200,6 tỷ đồng năm 2009, tốc độ tăng bình quân 15,90%/năm.

Tỷ trọng cơ cấu công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện đang tăng dần. Các ngành công nghiệp chủ lực của huyện là khai thác khoáng sản, xản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, cơ khí sửa chữa.

Công nghiệp trên địa bàn phần lớn là công nghiệp Trung ương, công nghiệp địa phương chủ yếu còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa hình thành các khu công nghiệp tập trung, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế. Xây dựng trên địa bàn vẫn chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng nông thôn cần được chú trọng phát triển hơn nữa.

Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng giai đoạn 2005 – 2009 tăng trưởng với tốc độ cao 15,90%/năm, ngành công nghiệp tăng chủ yếu do công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác tuy có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng chậm.

Khu vực kinh tế trong nước, giá trị sản xuất công nghiệp do Nhà nước quản lý có tốc độ tăng 22,74%/năm (2005 – 2009), giá trị sản xuất công nghiệp tư nhân và cá thể tăng khá nhanh 17,68%/năm, công nghiệp tư nhân và cá thể tăng tạo ra sự đa dạng và cân đối hơn trong phát triển kinh tế xã hội của huyện.

     Đánh giá chung về công nghiệp TTCN

Trong 5 năm 2005 - 2009 GTSX công nghiệp TTCN, xây dựng của huyện Phú Lương có sự tăng trưởng và phát triển khá, đạt 15,90%, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc về việc làm, xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, đóng góp tích cực cho việc hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội của huyện. Làm tốt công tác mời gọi đầu tư các chương trình, dự án vào địa bàn huyện với tổng số vốn đăng ký trên 1,100 tỷ đồng (đã thực hiện trên 620 tỷ đồng). Khởi công xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Đu - Động Đạt, đưa vào sản xuất dây chuyền chế biến sâu quặng Tital của công ty TNHH xây dựng và phát triển nông thôn miền núi.

Ngành nghề nông thôn phát triển khá đa dạng, một số xóm đã có nhiều hộ tham gia sản xuất một hoặc một số nghề, đây là cơ sở quan trọng để phát triển ngành nghề và làng nghề nông thôn. Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế công nghiệp TTCN còn bộc lộ một số hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của huyện, cụ thể:

–     Các ngành CN – TTCN chủ yếu dưới dạng hộ gia đình, phát triển tự phát nên khó khăn cho việc đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất, đưa tiến bộ khoa học áp dụng vào sản xuất. Chưa được quy hoạch phân vùng để phát triển CN – TTCN; Các cơ sở sản xuất CN – TTCN còn nhỏ lẻ, vốn đầu tư ít chưa có điều kiện đầu tư cải tiến dây chuyền công nghệ; Sản phẩm làm ra còn đơn điệu, chưa có mặt hàng mũi nhọn;

–     Quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường yếu, mặt bằng sản xuất còn chật hẹp lại nằm xen trong các khu dân cư nên không có điều kiện để mở rộng sản xuất;

–     Cơ cấu ngành nghề còn nghèo nàn, mới tập trung vào sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, đồ gỗ, gia công cơ khí, một số sản phẩm đồ sắt, kính nhôm, xây dựng, việc phát triển ngành nghề khu vực nông thôn còn yếu;

–     Huyện đã có làng nghề đạt tiêu chí theo quy định (bánh chưng Bờ Đậu – Cổ Lũng, Làng nghề trồng chè xanh xóm Thác Dài – Tức Tranh...), hình thức tổ chức làng nghề còn đơn giản, quá trình sản xuất thụ động, tỷ lệ hộ nông dân sản xuất nghề còn rất nhỏ.

.     THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ, DU LỊCH

Năm 2009 tổng giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện theo giá CĐ 94 đạt 153,1 tỷ đồng đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2005 – 2009 đạt 15,33%/năm, tỷ trọng GTTT của ngành trong tổng GTTT của toàn huyện giai đoạn 2005 – 2009 đạt 34%.

–     Mạng lưới dịch vụ của huyện phát triển khá, các hoạt động dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh đến dịch vụ phục vụ đời sống và nhu cầu văn hoá đã hình thành, phát triển rộng khắp. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 15,3% phục vụ khá ổn định nhu cầu sản xuất đời sống của nhân dân. Tuy nhiên do du lịch chưa phát triển nên các hoạt động dịch vụ phục vụ cho ngành du lịch còn nghèo nàn. Ngoại trừ khu du lịch Đền Đuổm là điểm du lịch trọng điểm của tỉnh, huyện, các hoạt động dịch vụ tại các điểm du lịch khác của huyện còn rất giản đơn, mới chỉ tập trung một phần nhỏ về hàng hoá cho sinh hoạt lễ hội, một số dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, ăn uống phục vụ sinh hoạt, … chưa có các hoạt động lễ hội, các hoạt động văn hoá phục vụ cho du lịch, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch còn nhiều yếu kém.

–     Dịch vụ bưu chính viễn thông: trên địa bàn huyện có 3 đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông với trên 10.038 máy điện thoại cố định, tỷ lệ điện thoại cố định đạt 10 máy/100 dân, phát triển 338 thuê bao internet.

Đánh giá chung: thời kỳ 2005 – 2009 ngành thương mại du lịch, dịch vụ của huyện phát triển còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, mới chỉ phát triển ở dạng tự phát, nhỏ lẻ, giản đơn. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch, dịch vụ chưa có định hướng phát triển rõ nét, do đó chưa có sự tập trung chỉ đạo tích cực của các cấp, các ngành.

.     CÔNG TÁC TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG

–     Tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều chỉ tiêu đạt cao, bình quân hàng năm tăng 15%, tuy nhiên số thu hàng năm còn thấp, nhỏ lẻ, nguồn thu không tập trung. Tổng thu ngân sách địa phương năm 2009 đạt 26,44 tỷ đồng.

–     Chi ngân sách: về cơ bản đã đảm bảo cho các nhu cầu chi thường xuyên và đột xuất của huyện. Tổng chi ngân sách 200,99 tỷ đồng, trong đó chi cho xây dựng cơ bản còn rất thấp so với tiềm năng phát triển công nghiệp của huyện.

–     Hoạt động của Kho bạc Nhà nước: công tác quản lý thu chi tiền mặt qua quỹ kho bạc Nhà nước được thực hiện đúng quy định, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng và các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn. Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiền mặt, từng bước thực hiện tốt chế độ hạch toán chính xác chất chi của mục lục ngân sách Nhà nước. Thực hiện kiểm tra chặt chẽ hồ sơ thanh quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, tiến hành thu hồi giảm cấp phát số tiền trên 80 triệu đồng do cấp phát lớn hơn số được phê duyệt quyết toán và vượt cơ cấu nguồn vốn.

–     Hoạt động tín dụng:

¨     Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trên địa bàn của Ngân hàng NN & PTNT tăng bình quân hàng năm là 31,7%. Nhìn chung các nguồn vốn đã đáp ứng được nguồn vốn cho các thành phần kinh tế vay sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế; đã cho 7.117 hộ vay, tổng dư nợ 112,82 tỷ đồng, vốn vay trung hạn tăng, thủ tục hồ sơ vay vốn thuận tiện, công tác quản lý vốn chặt chẽ, nguồn vốn vay của ngân hàng đã góp phần tăng trưởng kinh tế huyện, cải thiện đời sống nhân dân.

¨     Hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội đạt tốc độ tăng trưởng 39,03% đã bám sát chế độ quy định cho vay hộ nghèo, vay giải quyết việc làm, vay của học sinh, sinh viên xuất khẩu lao động, công tác kiểm tra, kiểm soát, thu hội nợ đến hạn đảm bảo đúng quy định, đẩy mạnh hoạt động tại các điểm giao dịch tại xã, thị trấn, tạo điều kiện cho nhân dân vay và trả nợ vốn. Tổng dư nợ năm 2008 đạt 75,0 tỷ đồng.

.     ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

Đầu tư xây dựng các công trình thuộc các chương trình mục tiêu: xây dựng trường chuẩn quốc gia, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, trụ sở UBND các xã, thị trấn; nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia 134, 135 của Chính phủ. Giám sát chất lượng và đôn đốc tiến độ thi công các công trình chuyển tiếp năm 2007. Khởi công xây dựng trụ sở xã Hợp Thành. Nghiệm thu đưa vào sử dụng các công trình: trụ sở xã Yên Ninh; nhà hiệu bộ các trường: Tức Tranh, Phú Đô, Dương Tự Minh; các chợ: Hợp Thành, Ôn Lương, hoàn chỉnh hồ sơ và phê duyệt trụ sở HĐND, UBND huyện, 05 trụ sở các xã, các công trình trường học, trạm xá, hồ Nậm Dất vốn OFID. Tổ chức đấu thầu xây dựng TT dạy nghề, quy hoạch các khu dân cơ nông thôn, quy hoạch chi tiết khu bãi san Thác Lở để giao đất cho các tổ chức đơn vị...

–     Đầu tư xây dựng giao thông:

¨     Nghiệm thu đưa vào sử dụng đường Trung tâm chữa bệnh – GD & LĐXH huyện và đường Yên Ninh – Yên Trạch – Phú Tiến. Giám sát và đôn đốc thi công tuyến đường QL 3 – Phấn Mễ – Tức Tranh, đường QL 3 – Bến Giềng - Vô Tranh. Chuẩn bị khởi công đường ATK Hợp Thành và chuẩn bị đấu thầu đường Yên Trạch giai đoạn II. Đầu tư duy tu bảo dưỡng các tuyến đường giao thông nông thôn, tổng kinh phí thực hiện các công trình giao thông đạt 20,5 tỷ đồng.

¨     Nghiệm thu bàn giao đường Phú Thành – Làng Mới, đường làng nghề Ôn Lương; giám sát đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công đường Yên Ninh  - Yên Trạch – Phú Tiến, tiếp tục thi công đường hai đầu cầu Bến Giềng, triển khai thi công đường giao thông nông thôn Tức Tranh (đoạn QL III Phấn Mễ - Tức Tranh); mở thầu dự án đường QL III – Bến Giềng – Vô Tranh, sửa chữa các tuyến đường GTNT, tổng giá trị huy động đạt 1,2 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư công trình mới đạt hơn 30 tỷ đồng.

.     RÀ SOÁT VIỆC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG

.     Hiện trạng mạng lưới giao thông

Phú Lương hiện có quốc lộ III chạy dọc huyện theo hướng Bắc – Nam, Phú Lương còn có mạng lưới giao thông nông thôn khá dày đặc với 574,5 km (gồm 126,5km đường liên xã và 448 km đường liên thôn, liên xóm, năm 2001 phần lớn là nền đất và cấp phối ).

Theo đánh giá của Đề án Phát triển cơ sở hạ tầng, năm 2002 – 2003 các xã Tức Tranh, Yên Đổ, Động Đạt bê tông hóa được 4,1km đường giao thông nông thôn và 0,7km ứng dụng vật liệu mới. Chương trình nhựa hóa, bê tông hóa đến hết năm 2005 có 6/13 tuyến đường được đầu tư đạt 92% so với mục tiêu đề án, đến hết năm 2005 đã xây dựng được 6/7 cầu lớn có giá trị 0,5 tỷ đồng, cầu Đạt Ma khởi công vào năm 2006 và đã hoàn thành năm 2007. Đến nay 268 xóm đã có đường cho xe cơ giới đến trung tâm, còn 03 xóm Na Biểu (Phủ Lý), Làng Muông (Yên Ninh), Khuôn Lặng (Yên Trạch) đã hoàn thiện xong vào cuối năm 2007. Năm 2007 huyện cũng đã hoàn thiện đường tránh đoạn nối Quốc lộ III đi quốc lộ 1B (tuyến tránh thành phố Thái Nguyên dài 1,8km) đã thi công xong năm 2007

–     Đường liên xã: tổng chiều dài 126,5 km (5 km đường nhựa, 10 km đường cấp phối và 111,5 km đường đất).

–     Đường liên thôn, liên xóm: tổng chiều dài 448 km trong đó đã nâng cấp được 7 – 10km đường bê tông xi măng, còn lại là đường đất và cấp phối. Về cơ bản các tuyến đường này được hình thành theo nhu cầu đi lại của nhân dân.

Kết quả thực hiện đề án giao thông nông thôn giai đoạn 2001 – 2005: huy động bằng công lao động công ích và lao động rộng rãi: đã đầu tư xây dựng tuyến đường Giang Tiên – Phú Đô - Núi Phấn thành đường cấp 6 miền núi với tổng chiều dài 35km; đường Gốc Cọ (Tức Tranh) được nâng cấp bằng ứng dụng vật liệu mới với chiều dài gần 1 km; cầu Bến Giềng (Sơn Cẩm) và Làng Giang (Phấn Mễ) được xây dựng. Tổng giá trị xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn huyện giai đoạn 2001 – 2004 đạt khoảng 38,85 tỷ đồng.

.     Hệ thống thuỷ lợi

Hiện nay toàn huyện có 41 trạm bơm, trong thời gian qua bằng nhiều nguồn vốn khác nhau Phú Lương đã xây dựng được 193 công trình thủy lợi lớn, nhỏ (29 bơm; 49 hồ; 9 đập; 61 ao đầm; 45 phai), hàng trăm km kênh mương dẫn nước và kênh nội mương đồng, đảm bảo tưới tiêu cho 1.947/4.099 ha ruộng. Tuy nhiên nhiều công trình thủy lợi đã bị xuống cấp, hiệu quả tưới tiêu giảm, cần sửa chữa. Từ năm 2001 –2004 tổng giá trị thực hiện xây dựng các công trình thủy lợi, công trình đầu mối, công trình nước sạch sinh hoạt khoảng 3,34 tỷ đồng; kiên cố hóa 76,8 km kênh mương với tổng số vốn 11,35 tỷ đồng.

UBND Huyện đã chủ động làm việc với Sở NN & PTNT và công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi, Cục Thủy lợi (Bộ NN & PTNT) để xây dựng dự án thủy lợi vùng đồi tại 4 xã Vô Tranh, Tức Tranh, Yên Lạc, Phú Đô trình UBND Tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư là 10 tỷ đồng (Nhà nước 6 tỷ, nhân dân 4 tỷ) để xây dựng các công trình đầu mối tưới cho 1.500 ha chè và cây ăn quả.

.     Hiện trạng mạng lưới điện

–     Giai đoạn 2001 – 2004 đạt 100% số xã có điện lưới quốc gia. đến nay có 95% số hộ được dùng điện; huyện đang đầu tư các TBA chống quá tải ở các xã để phấn đấu 100% số hộ được dùng điện. Tổng vốn đầu tư cho các công trình điện từ 2001 – 2004 đạt 36,35 tỷ đồng (chủ yếu là vốn của ngành điện). Bình quân hàng năm lượng điện do ngành điện cung cấp cho tiêu thụ vào khoảng 25 - 27 triệu KW/giờ, đạt 100% kế hoạch, giá thành điện ổn định; tổng số TBA đến nay là 71 trạm.

¨     Các công trình điện hạ thế 0,4 KV trên địa bàn (78,42 km) gồm có: Ôn Lương; Hợp Thành; Phủ Lý; xã Tức Tranh; xã Phủ Lý, tổng vốn đầu tư 4,5 tỷ đồng;

¨     Các đường dây trung thế có 3 cấp (35 KV, 22 KV, 10KV), cấp 35 KV là 88,216 km (TBA Phủ Lý; TBA Tức Tranh đã hoàn thành vốn đầu tư 3,01 tỷ đồng); cấp 22 KV có 30,521 km; cấp 10 KV có 49,345 km.

¨     Hệ thống điện chiếu sáng 2 thị trấn Đu, Giang Tiên đã hoàn thành với vốn đầu tư 0,9 tỷ đồng.

¨     Ngoài ra ngành điện cũng đã xây dựng các trạm 160 – 180 KVA tại các trạm Đá Vôi, Đồng Niêng, làng Mạ (Động Đạt), Yên Phú (Yên Ninh) với tổng số vốn khoảng 0,8 tỷ đồng.

UBND huyện đã tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành và Điện lực Thái Nguyên xây dựng mạng lưới cấp điện cho 4 xã (3 xã Tam Hợp + Yên Đổ) đã thi công xây dựng đường dây 35KVA Đu - Ôn Lương bằng vốn ngành điện; xây mới đường dây 10 KV và đường dây 0,4 KV bằng vốn Nhà nước hỗ trợ và nhân dân đóng góp theo cơ chế 60% và 40%. Đến nay các xã Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương đã có điện từ năm 2002; riêng xã Yên Đổ huyện đã chủ động làm việc với ngành điện đưa vào chương trình WB vay vốn để đầu tư đường dây trung thế, TBA hạ thế để đỡ phần đóng góp của nhân dân, toàn xã có điện sử dụng từ năm 2002, không phải sử dụng điện của sư đoàn 346.

.     Hệ thống cấp -  thoát nước

–     Hệ thống cấp nước sạch:

¨     Hiện tại trên địa bàn cấp nước sạch chủ yếu là nước giếng khoan, năm 2002 chương trình nước sạch đầu tư xây dựng 03 công trình cho 03 xã Phú Đô, Yên Lạc, Phủ Lý với tổng số tiền 710 triệu đồng. Năm 2007 huyện đã đầu tư xây dựng được 426 công trình cấp nước sinh hoạt, nâng tổng số công trình nước sạch được hỗ trợ lên 635 công trình (đạt 98,6% kế hoạch) và đã xây dựng  hoàn thiện được các công trình cấp nước sạch cho các thôn bản.

¨     Công trình cấp nước sạch thị trấn Đu với công suất 1.200m3/ngày, đêm đang có kế hoạch triển khai xây dựng năm 2008 (có thể nâng công suất lên khoảng 3000m3/ngày, đêm), dự kiến cuối năm 2010 đưa vào sử dụng, dự kiến cung cấp nước cho dân thị trấn và các xã lân cận (khoảng 2.500 - 3000 hộ), tổng vốn đầu tư ước đạt 9,0 tỷ đồng.

¨     Về chất lượng: đa phần nước cấp tại các nguồn: nước ngầm, nước tự chảy đều khá tốt, tuy nhiên tại các xã Giang Tiên, Cổ Lũng, Tức Tranh, Vô Tranh nguồn nước mặt cũng đã bị ô nhiễm sắt, asen, đá vôi, ô nhiễm nhiều nhất là khu vực thị trấn Giang Tiên vì có nhiều mỏ, đông dân, nguồn nước bị ô nhiễm (Đánh giá tác động môi trường tại mỏ than Làng Cẩm – Phấn Mễ của CEETIA 1999).

–     Hệ thống thoát nước: đa phần trên địa bàn huyện và cả hai thị trấn thoát nước vẫn là tự chảy. Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước mặt khá trầm trọng cho các công trình cấp nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản, thủy lợi tại các hồ Ô Rô, Đầm Ấu, hồ 19/5, hồ Khuân Lân, hồ Núi Mủn, hồ Phủ Khuôn, hồ Suối Mạ, hồ Tuông Lạc và các sông, suối trên địa bàn.

     Công tác quản lý tài nguyên – môi trường

–     Công tác quản lý đất đai: Chỉ đạo kiểm kê quỹ đất của các tổ chức theo kế hoạch của UBND tỉnh. Tổ chức Hội nghị chuyên đề bàn biện pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy CNQSD đất theo quyết định 1597QĐ - UBND. Thu hồi đất phục vụ công trình đường điện 220 KV, đường 268, thu hồi bổ sung đất để bàn giao cho đơn vị thi công đường QL III ( gói thầu số 8); thu hồi 149.092 m2 đất dự án khai thác mỏ sắt (phố Giá - Phấn Mễ) bàn giao cho HTX công nghiệp và vận tải Chiến Công, bàn giao 40.257m2 đất cho công ty TNHH Quang Trung thuê để xây dựng nhà máy sản xuất gạch Tuynel; giải quyết các vướng mắc về đất khu dân cư xóm Mới xã Phú Đô. Thẩm định và cấp đổi GCN QSD đất cho 206 hộ. Giải quyết xong 1.184 hồ sơ đăng ký biến động QSD đất, cấp mới GCN QSD đất cho 29 hộ.

–     Công tác quản lý khoáng sản và môi trường: Tăng cường công tác kiểm tra xử lý các trường hợp hoạt động khoáng sản trái phép, thu giữ gần 336 tấn quặng Tital, giải tỏa 11 bàn tuyển, rửa quặng Tital trái phép. Đình chỉ các hộ và doanh nghiệp khai thác, vận chuyển, tiêu thụ thán trái phép ở Giang Tiên, Cổ Lũng, Sơn Cẩm.

–     Tháng 12 năm 2007 UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình bãi chứa và khu xử lý rác thải thị trấn Đu với các hạng mục là xây dựng bãi chứa và xử lý rác thải theo quy trình chôn lấp, khu xử lý nước rỉ thải, bể chứa, bãi ngập lọc và hồ sinh học, địa điểm tại xóm Ao Lác - xã Yên Lạc, quy mô 16,5 ha, dự kiến năm 2010 thực hiện dự án .

.     Hệ thống thông tin liên lạc

–     Mạng lưới bưu điện huyện có bưu điện trung tâm huyện Phú Lương đặt tại thị trấn Đu (cấp 2), phát hành báo chí, cung cấp dịch vụ bưu chính công ích, cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế. Hệ thống bưu điện các xã có 16 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã.

–     Các dịch vụ mới như EMS, điện hoa, chuyển tiền nhanh, tiết kiệm bưu điện... bưu điện huyện đã tổ chức cung cấp các dịch vụ tốt nhất đến người tiêu dùng như nhận, trả chuyển tiền nhanh, phát bưu phẩm, bưu kiện, lắp đặt máy điện thoại, bán các dịch vụ...

–     Bưu điện tiếp tục mở rộng nâng cao chất lượng phục vụ và các dịch vụ bưu chính viễn thông, đến hết tháng 12/2008 số thuê bao toàn mạng (gồm máy cố định, máy di động Vinaphone trả sau, Internet ADSL) là 10.038 máy, đạt tỷ lệ trên 10 máy/100 dân.

–     Bưu chính viễn thông: trên địa bàn huyện có 08 trạm BTS mạng di động phủ sóng toàn huyện gồm có Mobiphone, Vinaphone, Viettel, Gphone, mạng ADSL tại thị trấn Đu, Giang Tiên và các điểm bưu điện văn hóa tại Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Tức Tranh, Ôn Lương, Yên Đổ, Yên Ninh ; lắp đặt thiết bị ADSL tại các trạm Cổ Lũng, Yên Đổ, nâng số trạm cung cấp dịch vụ Internet lên 04 trạm.

–     Mạng ngoại vi: năm 2007 trung tâm được đầu tư kéo mới trên 70 km cáp các loại, trồng mới trên 700 cột (cáp gốc loại 100 – 500 đôi là 30km; cáp ngọn: loại 20 – 50 đôi là trên 40km), đang thi công 02 tuyến cáp quang vòng Ring nội tỉnh:

.     Đài truyền thanh  - truyền hình

Từ chỗ có 01 trạm phát sóng trung tâm và 04 cụm loa TTCS ban đầu, hiện tại Đài TT – TH đã có 01 trạm phát sóng FM có công suất 300 W (đã xây xong 01 trạm truyền phát sóng truyền hình 500W); 03 trạm tiếp sóng FM 100 W; 212 cụm loa tự hành thu phát sóng FM. Đến nay toàn huyện có 07 trạm truyền thanh cấp xã với 275 cụm loa truyền thanh đặt tại cơ sở. Hàng năm đài sản xuất trên 420 chương trình phát thanh địa phương, sử dụng trên 1.300 tin, bài; các chuyên mục. Đặc biệt, Đài TT – TH Phú Lương là đơn vị duy nhất trong hệ thống Đài huyện, thành thị đã xây dựng và duy trì được chương trình phát thanh tiếng dân tộc (Tày, Nùng) trên sóng FM của huyện.

–     Hệ thống đài truyền thanh cấp xã: Năm 2008 có 100% số xã, thị trấn đã hình thành được mạng lưới truyền thanh cơ sở, các xã như Ôn Lương, Tức Tranh, Vô Tranh, Yên Lạc đã lắp đặt 100% cụm loa tự hành cho các xóm, bản trong xã.

Trong thời gian qua Đài TT – TH đã thực hiện: phát sóng trên 7.500 chương trình phát thanh địa phương và tiếp sóng 8.600 chương trình phát thanh thời sự của Đài THVN và phục vụ các hoạt động tuyên truyền tại xóm, bản, tiểu khu.

.     TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI

     DÂN SỐ LAO ĐỘNG

Toàn huyện có 16 xã thị trấn với tổng dân số đến 1/4/2009 là 105.152 người gồm 9 dân tộc anh em chung sống; trong đó người Kinh chiếm 54,2%, người Tày chiếm 21,1%, người Nùng chiếm 4,5%, người Sán Chay chiếm 8,5%, người Dao 4,4%, người Sán Dìu 3,29%. Ngoài ra còn có các dân tộc khác như Thái, Hoa, H, Mông.

Năm 2009 tỷ lệ tăng dân số 1,02%. Tốc độ tăng dân số bình quân 2004 – 2008 là 0,98%, suất sinh thô bình quân mỗi năm tăng 0,16%, tỷ lệ chết 4,7‰...

–     Lao động, việc làm

¨     Giải quyết việc làm được 1.985 lao động, trong đó đi xuất khẩu 168 lao động đi làm việc tại Đài Loan, Malaixia, ĐuBai, Libi, Quatar, Arâpxeut; điều tra lao động thất nghiệp và tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo trên địa bàn.

¨     Công tác dạy nghề đã mở 41 lớp cho 1.505 học viên (trong đó 26 lớp với 574 học viên, thời gian học 2 – 3 tháng). Trung tâm dạy nghề của huyện đã tổ chức được 137 lớp ngắn hạn cho 3.457 học viên, tư vấn giới thiệu việc làm cho 255 lao động đi làm việc cho các công ty, nhà máy trong nước. Công tác dạy nghề đã từng bước đáp ứng được nhu cầu học tập, nhu cầu tìm việc làm, tạo việc làm mới cho người lao động trên địa bàn. Tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề lao động ở nông thôn. Đã mở 19 lớp trong 03 tháng cho 516 học viên tham gia học tập nghề may công nghiệp, hàn điện, chăn nuôi thú y, trồng trọt....

¨     Trong 05 năm bằng nguồn vốn theo nghị quyết 120, Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN & PTNT huyện đã giải quyết và tạo thêm việc làm mới cho 45.507 lượt lao động. Nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn từ 68,2% lên 72,8%; tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 6,5%.

¨     Công tác xóa đói, giảm nghèo: Theo số liệu tổng điều tra hộ nghèo năm 2006 toàn huyện không còn hộ đói, hộ nghèo là 7.943 hộ chiếm tỷ lệ 31,51% so với tổng số hộ toàn huyện. Đến 31/12/2009 toàn huyện còn 5.278 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 19,61%, như vậy qua 04 năm thực hiện tỷ lệ hộ nghèo giảm được 11,9%, bình quân mỗi năm giảm 2,98%. Đạt mục tiêu đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 20% so với tổng số toàn huyện vào năm 2010.

¨     GDP bình quân đầu người năm 2009 đạt  10,1  triệu đồng/người/năm.

.     GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

Trong thời gian vừa qua huyện đã triển khai thực hiện chương trình kiên cố hoá trường lớp xây được 250 phòng học cấp 4 và 100 phòng học cao tầng (tổng vốn 13,2 tỷ đồng chưa kể vốn của dân đóng góp) đã xây dựng được tổng số 293 phòng học (cấp 4 là 119 phòng; cao tầng là 174 phòng).

Năm học 2006 – 2007 tốt nghiệp bậc tiểu học đạt 97%; THCS đạt 92,44%; tốt nghiệp THPT cả 2 kỳ thi trường THPT Phú Lương đạt 65%; THPT Yên Ninh đạt 33%; TTGDTX đạt 38%.

–     Về cơ sở vật chất trường lớp tiếp tục được đầu tư, tu sửa và làm mới, số phòng học cao tầng được sử dụng cho học tập của học sinh tăng so với các năm học trước, tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 15 trường. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ngành học mầm non là 100%; tiểu học đạt chuẩn 97,46% (trong đó trên chuẩn là 32,4%); bậc THCS đạt chuẩn 95,7% (trong đó trên chuẩn 23,3%).

–     Năm học 2007 – 2008 ngành giáo dục tiếp tục giữ vững quy mô mạng lưới trường tổng số 63 đơn vị trường học: 17 trường mầm non; 27 trường tiểu học; 16 trường THCS và 01 TTGDTX, 02 trường PTTH. Giáo dục mầm non có số trẻ ra lớp tăng 1,9% so với năm học trước; giáo dục tiểu học tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 giảm 0,2% so với năm học trước; giáo dục THCS số lớp giảm 18 lớp, số học sinh giảm 693 em so với năm học trước. Tỷ lệ bỏ học ở các bậc học là 1,7% so với số học sinh đầu năm học.

Những năm gần đây giáo dục đào tạo của huyện Phú Lương tiếp tục phát triển cả về số lượng, chất lượng dạy và học cơ các cấp học, bậc học, tỷ lệ huy động các cháu trong độ tuổi đến trường tăng, cơ sở vật chất từng bước được đầu tư nâng cấp, đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.

.     VĂN HOÁ THÔNG TIN, THỂ DỤC THỂ THAO

–     Công tác quản lý Nhà nước thường xuyên được tăng cường trên các lĩnh vực như hoạt động văn hóa , dịch vụ văn hóa, bảo tồn, tôn tạo di tích, quản lý văn hóa phẩm. Hoạt động văn hóa thông tin đã bám sát nhiệm vụ chính trị địa phương, tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ thể thao phong phú, thiết thực phục vụ các sự kiện quan trọng, các ngày lễ lớn đặc biệt các hoạt động năm du lịch quốc gia Thái nguyên 2007. Tham gia lễ hội Văn hóa Trà; Hội chợ vùng Đông Bắc; Ngày hội văn hóa các dân tộc do Bộ VHTT và Tỉnh tổ chức đạt cúp vàng, giải vàng và bằng khen. Tổ chức được 368 buổi biểu diễn văn nghệ, trên 3.000 lượt diễn viên tham gia với trên 5.000 tiết mục.

–     Năm 2009, toàn huyện có 157/274 xóm, bản đạt danh hiệu làng văn hoá, chiếm 57,2%; 150/159 cơ quan đăng ký (đạt 94,3%) xây dựng làng bản, cơ quan văn hóa; có 22.346/26.852 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá (83,3%). Toàn huyện có 261/274 xóm có nhà văn hoá, 137 nhà đảm bảo chất lượng, 83 câu lạc bộ, 401 sân chơi bãi tập, 251 tủ sách túi sách.

–     Còn 13 xóm chưa có nhà văn hoá; 100% xã chưa xây dựng được Trung tâm văn hoá thể thao của xã; 124 Nhà văn hoá xóm bản là nhà tạm đã xuống cấp cần sửa chữa, nâng cấp. Nhà văn hoá thư viện Huyện chưa hoàn thiện.

.     PHÁT TRIỂN Y TẾ, CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG

Hiện tại 16/16 xã, thị trấn có nhà trạm xây bán kiên cố (trong đó xây mới được 08 trạm, nhưng mới có 02 trạm đạt chuẩn về cơ sở vật chất là Yên Đổ và Hợp Thành). Đến cuối năm 2007 đã có 7 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

–     Công tác khám chữa bệnh: duy trì việc thực hiện các quy chế chuyên môn đặc biệt là chế độ thường trực, đảm bảo phục vụ bệnh nhân 24/24h. Tiếp tục duy trì trực chuyên môn theo hai hệ Nội – Nhi và Ngoại – Sản, thường trực cận lâm sàng...tổ chức sinh hoạt chuyên môn, bình bênh án, phiếu chăm sóc, kiểm tra, giám sát, nhắc nhở việc thực hiện các quy chế chuyên môn, nâng cao chất lượng khám và điều trị, không để xảy ra sai sót trong chuyên môn. Do vậy hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đều hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu giao.

.     ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT LỢI THẾ, KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC

     NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THỜI CƠ PHÁT TRIỂN

–     Nằm trên tuyến quốc lộ III theo trục kinh tế Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng, đây là thuận lợi lớn nhất để kinh tế huyện phát triển liên vùng.

–     Huyện Phú Lương có tiềm năng về tài nguyên: than đá, vật liệu xây dựng với các cụm, điểm công nghiệp (KCN TT Đu + Động Đạt 26,9 ha) phát triển tạo ra địa bàn hấp dẫn thu hút đầu tư.

–     Huyện có tiềm năng lớn về du lịch, có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và cảnh quan đẹp, có khu du lịch Đền Đuổm nối liền với các quần thể du lịch thuộc khu ATK và còn nhiều cảnh đẹp tự nhiên khác... trong tương lai nếu thu hút đầu tư sẽ mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách.

–     Huyện Phú Lương nằm trong tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh công nghiệp, người dân có truyền thống lao động cần cù và sớm được tiếp cận với văn hoá công nghiệp

–     Dựa trên các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nhận định thì huyện Phú Lương có tiềm năng phát triển kinh tế theo hướng tổng hợp và đa dạng:

¨     Về kinh tế huyện có xuất phát điểm tương đối thuận lợi hơn so với một số huyện trong tỉnh, thuộc loại trung bình khá so với tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11,39%/năm

¨     Thời kỳ 2005 – 2009 nền kinh tế của huyện có những bước tiến đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tăng dần công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp. Đời sống đại bộ phận dân được cải thiện, số hộ nghèo giảm nhanh, hộ trung bình và khá tăng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn có những thay đổi cơ bản.

¨     Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển cả về lượng và chất, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm tăng đáng kể. Hầu hết các công trình trọng điểm đã và đang được triển khai, nhiều công trình đã hoàn thành và phát huy hiệu quả, từng bước nâng cao tiềm lực kinh tế xã hội, góp phần nâng tỷ lệ tăng nguồn thu ngân sách hàng năm

       MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ

–     Kinh tế tăng trưởng khá song còn chậm so với mặt bằng chung và chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa có bước đột phá;

–     Nền kinh tế của huyện phát triển dựa chủ yếu vào nông lâm nghiệp, trình độ lao động còn lạc hậu chưa đáp ứng được sản xuất. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp đặc biệt ở những xã đồi núi xa trục đường quốc lộ, tỉnh lộ;

–     Trong số diện tích đất nông lâm nghiệp, đất dốc từ 8  - 150 độ trở lên chiếm trên 16,7%, vì vậy khó khăn cho phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng;

–     Trong nông nghiệp công tác chuyển giao ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm còn thấp, chưa có nhiều mô hình sản xuất điển hình tiên tiến mang lại hiệu quả cao;

–     Tiến độ thực hiện một số đề án còn chậm, công nghiệp - TTCN chưa có chuyển biến tích cực, phần lớn các cơ sở sản xuất CN – TTCN và dịch vụ nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp;

–     Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực song chênh lệch tỷ trọng giữa ba lĩnh vực không lớn;

–     Hệ thống thuỷ lợi xuống cấp, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của sản xuất nông nghiệp;

Trình độ lao động còn thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu, công tác ứng dụng TBKT vào sản xuất còn nhiều hạn chế

PHẦN THỨ BA

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ  - XÃ HỘI  HUYỆN  PHÚ LƯƠNG ĐẾN NĂM 2020

.     QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Căn cứ vào quy hoạch phát triển KT - XH của vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ, của tỉnh Thái Nguyên, xuất phát từ tình hình trong nước và quốc tế, từ các tiềm năng, lợi thế và hạn chế, thực trạng phát triển KT - XH của huyện trong những năm qua, có thể xác định các quan điểm cơ bản phát triển KT- XH huyện Phú Lương đến năm 2020 như sau:

–     Phấn đấu đến năm 2020 đạt 70% tiêu chí đô thị loại IV để đề nghị với Nhà nước nâng cấp thành dô thị loại IV.

–     Phát triển kinh tế – xã hội huyện trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong quá trình đổi mới toàn diện của đất nước; trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa phương trong vùng TDMN Bắc Bộ và vùng KTTĐ Bắc Bộ. Đảm bảo thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa huyện với mức trung bình của cả tỉnh và vùng.

–     Tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý của huyện để phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, hợp tác, liên kết của Trung ương và tỉnh, của các huyện bạn và bên ngoài

–     Phát triển theo hướng CNH, HĐH hướng về xuất khẩu, trên cơ sở khai thác tối đa và hài hoà các nguồn lực của huyện, của tỉnh và của vùng. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt các ngành chủ đạo. Phát huy tối đa thế mạnh về du lịch của huyện, giải quyết hài hoà giữa phát triển du lịch với các lĩnh vực khác. Chuyển dịch cơ cấu nông lâm thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng, tích cực chuẩn bị tiền đề tốt để phát triển nhanh hơn sau năm 2015.

–     Trong điều kiện hội nhập quốc tế, từng bước phát triển các ngành, các sản phẩm xuất khẩu, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu hàng nông lâm thuỷ sản, công nghiệp, dịch vụ, khuyến khích các ngành công nghiệp xuất khẩu phát triển.

–     Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giảm nghèo và các tệ nạn xã hội; giảm dần sự chênh lệch giữa vùng nông thôn, vùng núi cao với vùng đô thị. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái.

–     Gắn phát triển kinh tế với tăng cường và củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

.     MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

.      Mục tiêu tổng quát

–     Phấn đấu đưa mức GDP bình quân đầu người năm 2020 của Huyện cao hơn  so với mức trung bình của Tỉnh. Tập trung khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huy động nội lực, xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào địa phương, phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá, tăng cường hợp tác kinh tế, gắn thị trường của địa phương với thị trường trong và ngoài nước.

–     Phấn đấu huyện Phú Lương có cơ cấu kinh tế tăng trưởng cao, hiệu quả với các sản phẩm hàng hoá chủ lực cả trong công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, nền kinh tế đủ khả năng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khai thác một cách có hiệu quả các quan hệ kinh tế đối ngoại.

–     Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, phấn đấu giai đoạn 2011 - 2020 cơ cấu kinh tế là Công nghiệp, TTCN, xây dựng - Thương mại, dịch vụ - Nông lâm thuỷ sản. Tạo điều kiện cơ bản để sau năm 2010 kinh tế của huyện sẽ phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ.

–     Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, kết hợp chặt chẽ với phát triển văn hoá, giữ vững quốc phòng an ninh, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

–     Nâng cấp một bước hệ thống kết cấu hạ tầng. Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ; có bước đi phù hợp trong việc kết hợp cơ khí hoá, hiện đại hoá với công nghệ thông tin và công nghệ sinh học nhằm cải thiện đáng kể trình độ công nghệ trong nền kinh tế.

–     Phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã, đến năm 2020 có 70% số xã  trên địa bàn đạt tiêu chí nông thôn mới.

.      Mục tiêu cụ thể

.     Giai đoạn đến năm 2015

–     Về phát triển kinh tế: nhằm phát huy tốt tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện, tốc độ tăng trưởng kinh tế phấn đấu đạt 13,0%/năm giai đoạn 2011 - 2015. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 21,85 tr.đồng/người/năm.

¨     Cơ cấu kinh tế 2015: nông lâm thuỷ sản 24%, công nghiệp xây dựng 44%, thương mại dịch vụ 32%;

¨     GTSX nông lâm thuỷ sản tăng bình quân 5,0%/năm (2011 - 2015); GTSX công nghiệp xây dựng tăng 19,5%/năm 2011 - 2015, dịch vụ thương mại, du lịch tăng 16,5%/năm.

¨     Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 7.836 tỷ đồng.

–     Về phát triển xã hội: phấn đấu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,02%/năm thời kỳ 2008 - 2010 và giảm ổn định xuống 0,81%/năm 2011 - 2015, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên giảm 0,1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% đến năm 2015; nâng mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo.

–     Về bảo vệ môi trường: chất lượng môi trường được đảm bảo, thu gom  75% nước thải công nghiệp, 60 - 80% nước thải sinh hoạt được xử lý, tỷ lệ thu gom rác thải 65 - 90% tuỳ từng tiểu vùng, chỉ số xanh đạt 10 - 15% ở tiểu vùng trung tâm đô thị và công nghiệp. Quản lý và xử lý 95% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học, các di sản văn hoá được bảo tồn tôn tạo.

.     Giai đoạn 2016 – 2020

–     Về phát triển kinh tế: tiếp tục phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện, mục tiêu về tăng trưởng kinh tế 13,13%/năm. Cơ cấu giá trị tăng thêm năm 2020 nông lâm thuỷ sản giảm còn 16,4%, công nghiệp xây dựng 52,6%, thương mại dịch vụ 31,0%. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 13.309 tỷ đồng

–     Về phát triển xã hội: tỷ lệ tăng dân số ổn định ở mức 1,23%, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng dưới 5%, tiếp tục nâng cao mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tái nghèo. An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

–     Về bảo vệ môi trường: môi trường được đảm bảo, 85% dân số sử dụng nước sạch, thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt, quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế, quy hoạch tuyến thu gom, bãi chôn lấp và xử lý chất thải rắn, cải tạo và xây dựng mới hệ thống thoát nước thải.

.     LUẬN CHỨNG CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

Trên cơ sở tiếp cận từ xuất phát điểm hiện nay của huyện Phú Lương trong tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên và vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ, từ tiềm năng phát triển của các ngành và lĩnh vực của huyện, từ bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực và nhu cầu phát triển nhanh để xây dựng nền kinh tế của huyện theo hướng CNH, HĐH. Đồng thời từ quan điểm, tầm nhìn đến 2020 và mục tiêu phát triển, xác định các phương án phải đảm bảo phát triển bền vững, không đơn thuần chạy theo tốc độ tăng trưởng nhanh mà hết sức coi trọng chất lượng của sự tăng trưởng. Không chạy theo tốc độ tăng quá cao song cũng không thấp hơn mức trung bình của Tỉnh, phải tạo ra cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ và tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển văn hoá, xã hội của huyện đến năm 2015 và 2020.

Các phương án được tính toán trên cơ sở tăng trưởng kinh tế của huyện thời kỳ 2005 – 2009, mục tiêu phấn đấu mà đại hội Đảng bộ Huyện đề ra, dựa trên các phương án tăng trưởng của Tỉnh và tiềm năng của huyện.

Phương án 1: Về tốc độ tăng trưởng phấn đấu tích cực theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI nhiệm kỳ 2005 – 2010, phát huy các lợi thế so sánh của huyện và điều kiện thuận lợi về hệ thống kết cấu hạ tầng đã và đang được Nhà nước và địa phương đầu tư, tháo bỏ các khó khăn, rào cản trong sản xuất công nghiệp, khuyến khích, huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển. Với phương án này nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện Phú Lương đến 2020 như sau:

Tốc độ tăng giá trị sản xuất thời kỳ 2011 – 2015 kinh tế tăng trưởng 13,0%/năm (nông lâm thuỷ sản tăng 5,0%, công nghiệp xây dựng 19,50%, thương mại dịch vụ 16,50%); thời kỳ 2016 – 2020 kinh tế tăng trưởng 13,13%/năm (nông lâm thuỷ sản tăng 5,5%, công nghiệp xây dựng tăng 16,5%, thương mại dịch vụ tăng 14,5%).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ, du lịch, giảm nông lâm thuỷ sản. Cơ cấu GDP (giá TT) năm 2015: công nghiệp xây dựng 44%, thương mại dịch vụ 32%, nông lâm thuỷ sản 24%; năm 2020 tương ứng: 52,6%; 31,0% và 16,4%. GDP bình quân đầu người (giá TT) đạt được đến 2015 là 21,85 tr.đ, và năm 2020 đạt khoảng 38,81 tr.đ. Theo phương án này, để đảm bảo được mức tăng trưởng như trên, nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2011 – 2015 cần khoảng 7.836 tỷ đồng, thời kỳ 2016 – 2020 cần khoảng 13.309 tỷ đồng. Chỉ số ICOR tính toán là 7,2 thời kỳ 2008 – 2010 và 6,5 giai đoạn 2011 – 2020.

Đây là phương án phấn đấu có khả năng thực thi của Huyện giai đoạn 2011 -  2015 và 2016 - 2020.

Phương án 2: phương án này được giả định là trong trường hợp có những đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của huyện nhờ huy động được nhiều nguồn lực hơn, thu hút mạnh hơn đầu tư nước ngoài. Về tăng trưởng kinh tế, trong điều kiện có nhiều yếu tố thuận lợi cả ở huyện và Tỉnh. Môi trường sản xuất kinh doanh của huyện có nhiều thuận lợi, có khả năng thu hút đầu tư để có bước chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế.

    Phương án này tăng trưởng với tốc độ cao, đây là phương án phấn đấu, tốc độ tăng giá trị sản xuất thời kỳ 2011 – 2015 kinh tế tăng trưởng 15,57%/năm (nông lâm thuỷ sản tăng 6,7%, công nghiệp xây dựng 22,0%, thương mại dịch vụ 18,0%); thời kỳ 2016 – 2020 kinh tế tăng trưởng 14,20%/năm ( nông lâm thuỷ sản tăng 6,0%, công nghiệp xây dựng tăng 17,50%, thương mại dịch vụ tăng 15,50%).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ, du lịch, giảm nông lâm thuỷ sản. Cơ cấu GDP (giá TT) năm 2015: công nghiệp xây dựng 47,9%, thương mại dịch vụ 29,6%, nông lâm thuỷ sản 22,5%; năm 2020 tương ứng: 54,3%; 30,8% và 14,9%. GDP bình quân đầu người (giá TT) đạt được đến 2015 là 24,1 tr.đ, và năm 2020 đạt khoảng 46,7 tr.đ.

Nhu cầu vốn đầu tư theo phương án này thời kỳ 2009 – 2010 cần khoảng 1.079 tỷ đồng; thời kỳ 2011 – 2015 cần 9.401 tỷ đồng và 2016 – 2020 cần khoảng 17.630 tỷ đồng.

Xuất phát từ những thành tựu đạt được của huyện trong những năm vừa qua, xu thế phát triển kinh tế của huyện và của sức dân trong những năm tới, trong 2 phương án đã trình bày ở trên thấy rằng phương án 1 thể hiện được mức phấn đấu có nhiều yếu tố đảm bảo khả thi và thể hiện được những quan điểm, mục tiêu của quy hoạch Huyện đến năm 2015 và 2020, với điều kiện như hiện nay huyện có thể thực hiện được, tuy nhiên với phương án này kinh tế tăng trưởng ở mức khá so với Tỉnh.

Phương án 2 là phương án cao có tính đột phá, cần có những điều kiện phát triển đột biến, nhất là công nghiệp xây dựng.

Như vậy có thể lấy phương án 1 là phương án chọn để tính toán quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Phú Lương đến năm 2020. Với phương án chọn, tốc độ tăng trưởng GDP huyện đạt mức khá so với Tỉnh, tăng trưởng GDP thời kỳ 2011-2015 đạt 13,0%/năm và thời kỳ 2016-2020 đạt 13,13%/năm. Phương án này phát huy các lợi thế so sánh của huyện và điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng, tháo bỏ các khó khăn, rào cản trong sản xuất, khuyến khích huy động các nguồn lực đầu tư phát triển, phương án này có mức tăng trưởng kinh tế phù hợp với các mục tiêu của Đại hội Đảng bộ huyện đề ra cho các mục tiêu phát triển 2015 và phù hợp với định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

Vậỵ phương án 1 là phương án vừa có tính khả thi có thể thực hiện được lại có tính phấn đấu, đây là phương án chọn. Khi có điều kiện thuận lợi có thể tính đến phương án 2.

.     ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CHỦ LỰC ĐẾN 2020

.     NÔNG LÂM THUỶ SẢN

–     Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đạt bình quân hàng năm 5,0% giai đoạn 2011 - 2015 và 5,5% giai đoạn 2016-2020.

–     Năm 2010, giá trị sản xuất trồng trọt đạt trên 46 triệu đồng/ha đất canh tác, trong đó có ít nhất 15% diện tích đạt trên 50 triệu đồng/ha; năm 2015 trở đi đạt trên 50 triệu đồng/ha canh tác, trong đó có trên 40% diện tích đạt trên 70 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất tính trên một nhân khẩu nông nghiệp đạt gần 5,4 triệu đồng vào năm 2010 và gần 17,3 triệu đồng năm 2020.

–     Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản năm 2015: Trồng trọt 46,8%, chăn nuôi 37,9%, dịch vụ 3,6%; lâm nghiệp 6,2%, thủy sản 5,6%. Năm 2020: Trồng trọt 40,1%, chăn nuôi chiếm 38,4%, dịch vụ 6,1%; lâm nghiệp 7,9%, thủy sản 7,5%. 

–     Giai đoạn 2011 -2020 trồng mới khoảng 5.000-6.000 ha rừng ( diện tích thay thế hàng năm) tập trung, kết hợp trồng rừng tập trung với tăng cường trồng rừng cây phân tán để tăng độ che phủ, khoanh nuôi tái sinh từ 11.000-12.000 ha rừng để đến năm 2011 tỷ lệ diện tích rừng che phủ đạt trên 46% (hiện nay là 45,0%). Hàng năm khai thác khoảng 30.000 - 35.000 tấn tre, nứa, luồng phục vụ nguyên liệu giấy.

–     Bố trí vùng chăn nuôi tập trung:

¨     Vùng chăn nuôi trâu bò tập trung tại các xã vùng cao phía Bắc của huyện như Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ, Yên Lạc. Dự kiến đến năm 2010 trồng khoảng 55 ha cỏ cao sản tập trung và mỗi xã miền núi có khoảng 5 – 7 ha đồi cỏ (từ đất trồng rừng sản xuất) để phục vụ chăn nuôi trâu, bò thịt, dê.

¨     Chăn nuôi lợn hàng hoá tập trung chiếm khoảng 30% tổng đàn đến năm 2015, chăn nuôi gia cầm tập trung đạt khoảng 30 - 40% tổng đàn. Các vùng chăn nuôi tập trung được bố trí xa khu dân cư, có điều kiện nước và xử lý nước thải cũng như chất thải rắn tốt, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và thuận lợi cho công tác kiểm soát, phòng chống dịch (mỗi xã dành từ 2 - 3 điểm để phát triển chăn nuôi tập trung, mỗi điểm quy mô trung bình 20 - 30ha.

Rà soát quy hoạch lại 03 loại rừng, ưu tiên cho mở rộng diện tích rừng sản xuất. Dự kiến chuyển một phần đất vườn sang trồng chè, cây ăn quả theo hướng nông lâm kết hợp. Bq hàng năm 700 ha rừng trồng hàng năm

Sử dụng có hiệu quả những loại hình mặt nước để đưa vào nuôi cá, khai thác có hiệu quả hơn 476 ha mặt nước ao hồ, đầm để nuôi thuỷ sản. Phát triển nuôi cá ruộng, cá ao hồ như: hồ Ô Rô, Đầm Ấu, hồ 19/5, hồ Khuân Lân, hồ Núi Mủn, hồ Phủ Khuôn, hồ Suối Mạ, hồ Tuông Lạc... . Tổng sản lượng cá đạt 650 tấn vào năm 2010, và đạt 1.200 tấn/năm năm 2020.

..     PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG

Đến năm 2020 Phú Lương là một huyện công nghiệp hoá, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, xây dựng giai đoạn 2011 – 2015 là 19,50%, giai đoạn 2016 – 2020 là 16,5%. Tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp – xây dựng ước tính 992,29 tỷ đồng (giá CĐ 94).

Giai đoạn 2015 – 2020 tập trung đầu tư mạnh vào công nghiệp khai thác, dự kiến cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp khai thác, giảm nhẹ công nghiệp chế biến nhỏ (dự án khu công nghiệp Sơn Cẩm(có thể mở rộng thêm từ 70 – 100 ha)

Dự kiến năm 2015 tỷ trọng công nghiệp khai thác 56,79%, chế biến, sản xuất 29,63%, điện nước tăng 13,58% và năm 2020 công nghiệp khai thác tăng lên 56,57%, công nghiệp chế biến ổn định 28,28% và công nghiệp điện nước 15,15%.

Cụm, điểm công nghiệp nhỏ: theo Định hướng của tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011 – 2020 sẽ hình thành các cụm, điểm công nghiệp nhỏ có quy mô dưới 50 ha, kề với thị trấn huyện để thu hút các dự án công nghiệp phục vụ nông nghiệp, TTCN có hàm lượng lao động cao và tạo điều kiện có các ngành nghề thủ công truyền thống phát triển. Giai đoạn này huyện Phú Lương tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng 02 cụm, điểm công nghiệp (đã được phê duyệt và san lấp mặt bằng, kêu gọi đầu tư):

¨     Cụm công nghiệp Sơn Cẩm: có quy mô 25 ha (có thể mở rộng thêm từ 70 – 100 ha)

¨     Cụm công nghiệp Động Đạt - Đu: có diện tích 25 ha, thu hút các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản (quặng Inmenit của công ty Ban Tích), các thiết bị tuyển khoáng, sản xuất luyện than cốc, chế tác đá mĩ nghệ. Tuy nhiên cần chú trọng khuyến khích khai thác bền vững, bảo vệ môi trường.

Hướng phát triển một số sản phẩm công nghiệp - TTCN chủ yếu như sau:

Các cơ sở TTCN nhỏ sản xuất ổn định và từng bước nâng dần chất lượng các sản phẩm và hàng hóa chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành nghề truyền thống như sản xuất vật liệu xây dựng, gạch đất nung ở Giang Tiên, Cổ Lũng, Phấn Mễ, Sơn Cẩm; cát sỏi ở Phú Đô, Vô Tranh; đá xây dựng ở Yên Ninh, Yên Lạc; cơ khí ở thị trấn Đu, Giang Tiên, Cổ Lũng, Sơn Cẩm; chế biến gỗ ở thị trấn Đu, Động Đạt, Phấn Mễ, Sơn Cẩm, Yên Trạch; chế biến chè ở Tức Tranh, Vô Tranh, Yên Lạc, Phú Đô...

–     Dự kiến 2015 nhà máy sản xuất bia tại điểm công nghiệp Đu - Động Đạt sẽ đi vào hoạt động với công suất 30 triệu lít/năm, vốn đầu tư 400 tỷ đồng.

–     Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy đặt tại điểm công nghiệp Định Hóa – Bắc Phú Lương  (vùng nguyên liệu tại các xã phía Bắc Phú Lương) sẽ đi vào hoạt động với công suất 15.000 tấn/năm, vốn đầu tư khoảng 40 tỷ đồng.

–     Xây dựng, phát triển mạnh thương hiệu bánh chưng Bờ Đậu (Cổ Lũng); thương hiệu chè xanh Phú Lương...

–     Chế biến chè: đến năm 2010 sản lượng chè búp tươi đạt 37.000 tấn, chế biến công nghiệp đạt khoảng 80% sản lượng. Tiến hành xây dựng vùng chè sạch an toàn tại xóm Thác Dài (xã Tức Tranh). Ngành chế biến chè của huyện (nhất là các danh nghiệp Thanh Thanh Trà, công ty TNHH Trà Phú Lương và các hộ chế biến thủ công) cần chú trọng phát triển mạnh chè sạch, chè an toàn, huyện cần có các cơ chế thúc đẩy phát triển:

–     Phấn đấu đạt từ 8 – 15% số hộ nông dân trực tiếp sản xuất các ngành nghề NT, tăng 20% số cơ sở sản xuất ngành nghề ổn định trên từng xã thị trấn và phạm vi toàn huyện. Đến năm 2010 toàn huyện có 3 - 4 làng nghề, tập trung chỉ đạo và giúp đỡ phát triển thành công làng nghề đã được quy hoạch.

¨     Phát triển các làng nghề thủ công truyền thống của huyện như: làng nghề Ôn Lương, làng nghề sản xuất gạch Làng Phan (Cổ Lũng, Phấn Mễ), làng nghề sản xuất bánh trưng Bờ Đậu, làng nghề  mây tre đan, thủ công mĩ nghệ tại các xã Yên Trạch, Ôn Lương (chú ý kiểm soát chặt chẽ các hạng mục xây dựng hạ tầng làng nghề và tác động môi trường ô nhiễm).

¨     Giai đoạn 2008 – 2010 triển khai các dự án bảo tồn, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống: bánh trưng Bờ Đậu, làng nghề đan nón Yên Trạch , mây, tre đan Ôn Lương...

¨     Giai đoạn 2011 – 2020: thực hiện tiếp các dự án bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống (đan nón dân tộc Yên Trạch, tổng vốn đầu tư 500 triệu đồng); làng nghề gắn với du lịch ( làng nghề mây tre đan Ôn Lương, vốn đầu tư 500 triệu đồng) và phát triển làng nghề mới chuyên sản xuất mây, tre đan tại Yên Trạch, Hợp Thành, với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ đồng.

.     PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ DU LỊCH

GDP thương mại, dịch vụ, du lịch năm 2015 đạt 362,49 tỷ đồng, chiếm 32% và năm 2020 đạt 713,16 tỷ đồng, chiếm 31,0%, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011 – 2015 đạt 16,50 %/năm và thời kỳ 2016 – 2020 đạt 14,50 %/năm. Tạo bước phát triển quan trọng về chất lượng các loại hình dịch vụ, phục vụ có hiệu quả phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân trong huyện.

–     Trong những năm tới ngành thương mại, dịch vụ, du lịch cần phát huy lợi thế của một huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá, có các hồ nước lớn và cảnh quan thiên nhiên đẹp, tập trung phát triển nhanh với nhiều thành phần kinh tế cả ở đô thị và nông thôn nhằm lưu thông hàng hoá nhanh chóng, dịch vụ thuận tiện đến mọi khu dân cư trong huyện và xuất được nhiều sản phẩm ra ngoài.

–     Khuyến khích mọi thành phần cùng tham gia thương mại, phát triển thương mại theo cơ chế thị trường cạnh tranh lành mạnh, có định hướng Nhà nước.

–     Chú trọng phát triển, nâng cấp và mở rộng các loại hình du lịch, dịch vụ, nhằm từng bước hình thành hệ thống du lịch chất lượng cao, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

–     Phát triển dịch vụ bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức, truyền thống văn hoá, hài hoà lợi ích kinh tế với ổn định chính trị – xã hội và quốc phòng an ninh.

–     Định hướng phát triển thương mại

¨     Nâng cấp chợ Đu thành trung tâm thương mại của huyện (loại II, III), cùng với hệ thống mạng lưới chợ rộng khắp địa bàn các thị tứ tạo thành các cụm thương mại – dịch vụ gắn với công nghiệp – TTCN vừa & nhỏ.

¨     Đến năm 2010 có 95 – 100% số xã thị trấn có chợ nông thôn, trong đó 30% - 50% số chợ được kiên cố hoá. Đến năm 2020 phấn đấu tất cả các xã thị trấn đều có chợ, xây dựng trung tâm thương mại tại thị trấn Phú Lương trở thành trung tâm thương mại hiện đại xứng đáng với tầm vóc của khu đô thị loại IV.

–     Định hướng phát triển du lịch: Trên địa bàn huyện không có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, nhưng điều kiện để phát triển lại khá phong phú như nằm giữa một vùng có nhiều điểm du lịch của cả nước và các Tour du lịch Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng. Do vậy có thể xây dựng Phú Lương thành điểm dừng chân lý tưởng của các khách đường dài, khách du lịch bằng hệ thống các dịch vụ:

¨     Từng bước hình thành các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của huyện gồm: du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng; du lịch mặt nước; du lịch lịch sử văn hoá dân tộc truyền thống; du lịch làng nghề....

¨     Du lịch tâm linh (Đền Đuổm), du lịch ATK Hợp Thành .....

¨     Tăng cường hệ thống nhà nghỉ trên địa bàn phục vụ nhu cầu lưu trú của các khách Tour du lịch + ăn uống + nghỉ ngơi tại Tour ATK Định Hóa và các hành khách  tuyến xe Cao Bằng – Hà Nội.

–     Phát triển du lịch

¨     Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm giới thiệu, cung cấp thông tin về tiềm năng du lịch của huyện. Mở rộng quan hệ với các huyện và tỉnh lân cận nhằm tạo các Tour, tuyến du lịch trong và ngoài huyện. Tập trung phát triển mạnh du lịch tâm linh (Đền Đuổm);

¨     Xây dựng quy hoạch phát triển các điểm du lịch, các tua du lịch gắn với lợi thế và tiềm năng hiện có theo quan điểm công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phải đi trước một bước để thu hút đầu tư;

–     Phát triển dịch vụ

¨     Dịch vụ du lịch

·     Quy hoạch chi tiết phát triển các dịch vụ cho các điểm du lịch đã xác định theo hướng phân khu riêng biệt giữa hoạt động dịch vụ với di tích, danh thắng, đảm bảo mỹ quan, giữ vệ sinh môi trường, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên

·     Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như nâng cấp, sửa chữa đường giao thông, phát triển đồng bộ hệ thống lưới điện, nâng cấp chợ nông thôn tạo điều kiện cho các loại hình dịch vụ du lịch phát triển

·     Phát triển các sản phẩm đặc sản như chè, bánh trưng Bờ Đậu, gạch Làng Phan... chú ý đến chất lượng, mẫu mã, bao bì các sản phẩm để đảm bảo phát triển lâu dài, tạo ra sản phẩm mang bản sắc riêng của địa phương.

¨     Dịch vụ vận tải: Phấn đấu khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hoá tăng 13,29%/năm thời kỳ 2008 – 2010; 14,69%/năm thời kỳ 2011 – 2015 và 20,35%/năm thời kỳ 2016 – 2020, khối lượng vận chuyển và luân chuyển hành khách tăng tương ứng là 14,51%/năm, 11,77%/năm và 11,55%/năm.

¨     Dịch vụ vận chuyển rác thải: Khép kín các khâu xử lý rác thải, chất thải rắn, rác thải y tế và đầu tư xe chở rác hiện đại (vốn doanh nghiệp) để xử lý triệt để vấn đề vệ sinh môi trường đô thị (nhất là thị trấn Đu và Giang Tiên)

.     PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI

.     Dự báo dân số, lao động - đào tạo và sử dụng lao động

XV.     Dự báo dân số, lao động huyện Phú Lương

Chỉ tiêu 

Đơn vị 

2009 

2010 

2020 

TĐ tăng (%)

2009-2010

2011-2020

Dân số trung bình

người

105.152

110.686

120.000

1,02

0,81

Tỷ lệ tăng dân số

%

1,02

1,07

0,81

 

 

Tỉ lệ hộ nghèo

%

23,55

20

5

 

 

Số người trong độ tuổi LĐ

người

59.491

63.000

71.000

1,93

1,20

Số người được g.quyết việc làm mới trong năm

người

1.985

1.000

2.900

- 25,07

2,80

 

–     Định hướng về công tác dân số và lao động:

¨     Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm tỷ lệ tăng tự nhiên, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức các kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, đầu tư cơ sở vật chất cho việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình

¨     Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo để đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% và đến năm 2020 còn dưới 5%, nâng mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo.

¨     Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 4% vào năm 2010, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 85%

¨     Nguồn nhân lực: dự kiến đến năm 2010 lực lượng trong độ tuổi lao động của huyện có 63.000 người, năm 2020 có 71.000 người, cùng với sự phát triển của công nghiệp và thương mại dịch vụ du lịch, số lao động trong các ngành này cũng tăng, số người làm việc trong ngành nông lâm thuỷ sản giảm dần.

¨     Hàng năm giải quyết việc làm cho 1.500 lao động trở lên.

.     Quy hoạch bố trí dân tái định cư ở các vùng đặc biệt khó khăn của huyện

Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy trên địa bàn huyện có thị trấn Đu (5 thôn), xã Cổ Lũng (13 thôn), kèm theo đó là 1.738 hộ (6.911 nhân khẩu và 3.075 lao động). Các xã, thị trấn này thường bị lũ lụt hàng năm, thiếu nước sản xuất vụ đông, thiếu nước sinh hoạt. Mặt khác để chuẩn bị quỹ đất cho xây dựng các cụm, khu công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng của huyện. Trong những năm tới (2015) dự kiến có khoảng 165 hộ (835 nhân khẩu, 369 lao động) cần phải di dời.

Ngoài ra ở hai xã đặc biệt khó khăn Yên Ninh, Yên Trạch đến 2015 sẽ được bố trí, xắp xếp dân cư đầu tư xây dựng cho các hộ nghèo của vùng dự án đã được quy hoạch:

¨     Hỗ trợ cho 1.996 hộ nghèo thuộc hai xã vùng dự án, chiếm 68% (Yên Trạch 1.093 hộ và xã Yên Ninh 903 hộ), tổng mức đầu tư là 8.976 triệu đồng (mỗi hộ từ 4 – 6 triệu đồng hỗ trợ).

¨     Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu của hai xã vùng dự án với tổng vốn đầu tư 51,2 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư của dự án là 11,2 tỷ đồng)

     Phát triển giáo dục đào tạo

¨     Phấn đấu 100% các trường đều có chi bộ, tỷ lệ đảng viên trong đội ngũ giáo viên đạt 55% trở lên.

¨     Phấn đấu tăng tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh mỗi nhà trường đạt ít nhất 20% trở lên; 95% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.

¨     Xếp loại học lực khá giỏi của học sinh các trường từ 50% trở lên.

¨     Xếp loại hạnh kiểm khá, giỏi của học sinh các trường từ 80% trở lên.

¨     Xây dựng trường chuẩn quốc gia (kèm theo thư viện đạt chuẩn) đạt ít nhất 55% số trường trở lên.

–     Định hướng phát triển

¨     Về mạng lưới trường lớp và giáo viên: về cơ bản phải đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong huyện, từ nay đến 2010  kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia:

2. Giáo viên

 

 

 

- Mầm non

312

312

300

- Tiểu học

593

593

584

- THCS

447

430

423

3. Phòng học

 

 

 

- Mầm non

312

312

300

- Tiểu học

593

593

584

- THCS

447

430

423

4. Lớp – học sinh

Số lớp

HS

Số lớp

HS

Số lớp

HS

- Mầm non

312

4.186

304

4.093

298

3.890

- Tiểu học

317

7.512

317

7.527

311

7.240

- THCS

168

6.181

155

5.639

150

5.499

 

·     Năm học 2009 – 2010: xây dựng 03 trường (mầm non Giang Tiên; TH thị trấn Đu; THCS Yên Đổ).

·     Năm 2010 – 2011: xây dựng 05 trường (mầm non Tức Tranh; TH Yên Trạch 2; THCS Vô Tranh, THCS Dương Tự Minh; THPT Phú Lương).

¨     Các trường hoàn thành xây dựng tường rào, khuôn viên và các cơ sở vật chất khác phục vụ cho dạy và học.

¨     Thành lập và xây dựng bổ sung 01 trường PT DTNT THCS Phú Lương với quy mô 08 lớp cho 320 học sinh dân tộc; thành lập và xây dựng bổ sung 01 trường THPT Tức Tranh tại xã Tức Tranh với quy mô 21 lớp cho 840 học sinh.

¨     100% các trường phổ thông đủ thiết bị dạy học theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, 70% trường mầm non đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, 100% các trường phổ thông có máy vi tính, có thư viện đạt chuẩn theo QĐ 01 của Bộ Giáo dục Đào tạo.

–     Giải pháp

¨     Tập trung chỉ đạo thực hiện đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2006 – 2010, trên cơ sở ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục đảm bảo 100% trường lớp được xây dựng kiên cố bằng nhiều nguồn vốn, tiếp tục mở rộng quy mô trường lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các bậc học... Củng cố duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS và từng bước thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học.

¨     Tăng cường trật tự, kỷ cương, nề nếp trong hoạt động của nhà trường, chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn chặn và đẩy lùi mọi tiêu cực và tệ nạn xã hội trong trường học. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng, đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài.

¨     Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, bộ máy quản lý giáo dục các cấp thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ quản lý. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trẻ, có trình độ mới về quản lý, sử dụng các phương tiện, thiết bị thích hợp để nâng chất lượng quản lý, chất lượng giáo dục.

¨     Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

     Phát triển y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

–     Đến năm 2010: Có 16 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, từ sau năm 2010 đến năm 2020 là duy trì chuẩn quốc gia về y tế, đi sâu vào việc nâng cao chất lượng phục vụ. Phấn đấu 100% xã thị trấn tham gia có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia. Hơn 95% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại vacxin phòng bệnh, 95% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiêm phòng uốn ván. Hoàn thành việc xây dựng trung tâm y tế huyện và đầu tư xây dựng để 100% các trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia.

¨     Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng từ 20,0% hiện nay xuống dưới 19% năm 2010 và dưới 10% năm 2020.

¨     Năm 2010 có trên 4 bác sỹ/1 vạn dân; 6,8 giường bệnh trên 1 vạn dân, 90% xã có bác sỹ.

–     Đến năm 2020: phấn đấu có trên 7,0 bác sỹ/1 vạn dân; 10,0 giường bệnh trên 1 vạn dân, 98% xã có bác sỹ.

–     Giải pháp: từ nay đến năm 2015 đầu tư xây dựng và nâng cấp bệnh viện huyện có đủ chuyên khoa phục vụ cho nhân dân trong huyện và hỗ trợ cho y tế tuyến cơ sở. Nâng cấp phòng khám đa khoa khu vực để đủ điều kiện phục vụ cho 14 xã và 2 thị trấn trong huyện.

¨     Giai đoạn 2016 – 2020: Tiếp tục nâng cấp bệnh viện huyện Phú Lương, đưa số giường bệnh lên 120 giường bệnh; Mỗi trạm y tế cần có 1 nhân viên chuyên trách về y học cổ truyền; Kiên cố hoá đồng thời đề nghị tăng cường cơ sở vật chất cho các trạm y tế xã. Từ năm 2013 trở đi, mỗi xã đầu tư  01 chiếc máy siêu âm đen trắng (hoặc màu).

¨     Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn: tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ y tế phát triển và thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Thực hiện đề án xã hội hoá các hoạt động y tế trên địa bàn như: ký hợp đồng trách nhiệm với các lương y và dược sỹ trung học thực hiện khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và bán thuốc tại các trạm y tế, triển khai mô hình chăm sóc sức khoẻ tại hộ gia đình.

     Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 

–     Cấp nước sạch tập trung đô thị huyện lỵ: Đến 2010 tỉnh sẽ đầu tư xây dựng 1 nhà máy nước sạch ở thị trấn Đu với công suất thiết kế (giai đoạn 1 đến 2010 là 1.200m3/ngày đêm và có thể nâng công suất giai đoạn kế tiếp lên 3.200 m3 ngày, đêm) đủ cung cấp nước sạch cho 2 thị trấn và 3 - 4 xã phụ cận.

–     Cấp nước sạch cho đô thị, cụm xã và các vùng nông thôn: Đến 2020 đảm bảo 85% dân số được sử dụng nước sạch, 95% dân số nông thôn các xã được dùng nước hợp vệ sinh với định mức 60 lít/ngày/người. Để thực hiện được mục tiêu cụ thể này, trong các năm tới cần đầu tư xây dựng thêm 100 - 120 lu chứa nước mưa tại các hộ; cải tạo khoảng 250 - 300 giếng nước; đào mới khoảng 400 - 500 giếng khơi và khoảng 800 giếng khoan tay + bể lọc; xây dựng, hoàn thiệt tăng công suất khoảng 16 – 18 công trình cấp nước tập trung tại các trung tâm xã; chú trọng cải tạo và phát triển thêm các công trình cấp nước tự chảy (xây thêm các bể tích nước dung tích 30 – 40 m3phục vụ cho các bản vùng cao của đồng bào dân tộc, nhất là về mùa khô). Khuyến khích xã hội hóa công tác cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

¨     Quy hoạch các trại chăn nuôi quy mô lớn ở xa khu dân cư, xử lý chất thải tránh ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ mới phát sinh trên địa bàn huyện phải có cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

¨     Đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn: cải tạo hoặc xây dựng mới 25.000 hố xí và 1.000 chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, thực hiện xây dựng dự án khí sinh học 16/16 xã của huyện (20 -25 hầm khí bioga/xã).

¨     Xây dựng hoàn thành bãi chôn lấp và xử lý rác thải của huyện quy mô 16,5 - 20 ha. Các xã, thị trấn đã thực hiện xong việc quy hoạch dân cư khu vực trung tâm đều hoàn thành việc xây dựng tổ dịch vụ vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý các loại rác thải hợp vệ sinh, có hiệu quả trên địa bàn huyện.

     Định hướng phát triển văn hoá - thông tin, thể dục thể thao

Duy trì hàng năm có 100% làng bản, cơ quan đăng ký xây dựng làng bản, cơ quan văn hóa, 95% hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa. Trong đó 75% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, trên 60% số làng bản đạt tiêu chuẩn làng bản văn hóa ; 90% cơ quan đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hóa.

+ Năm 2010 hoàn thành xây dựng một số hạng mục chính của trung tâm văn hóa huyện; Đến năm 2015 100% xóm bản có nhà văn hóa, khu vui chơi (diện tích đất tối thiểu cho 01 nhà văn hóa là 400m2), trong đó 20% nhà văn hóa xóm đảm bảo tiêu chí quy định của Bộ VH –TT; 100% xã, thị trấn quy hoạch được đất cho trung tâm văn hóa cấp xã, trong đó 40% xã, thị trấn có trung tâm văn hóa thể thao; 80% xóm bản xây dựng được tủ sách, túi sách thư viện.

+ Đến năm 2020: duy trì tỷ lệ gia đình làng bản, cơ quan văn hóa ổn định trên cơ sở nâng cao chất lượng tiêu thụ bình xét, phấn đấu 100% số xã có nhà văn hoá xã, 100% xóm, làng có nhà văn hoá xóm, 100% xã có sân bãi thể dục thể thao, câu lạc bộ thơ, toàn huyện có 150 câu lạc bộ thể thao các loại. Hoàn thiện trung tâm văn hóa của Huyện theo quy hoạch được duyệt. Các thiết chế văn hóa phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng theo tiêu chí quy định của Bộ VHTT & DL.

     Công tác phát thanh truyền hình

Phấn đấu đến năm 2010 - 2020 có 100% số xóm có cụm loa truyền thanh cơ sở (hiện tại có 212 cụm FM), 100% số hộ dân được nghe chương trình phát thanh địa phương của Đài TT - TH huyện và 100% xem được đài truyền hình huyện.

Về trang thiết bị máy móc: đến năm 2010 bổ sung mua mới 02 máy phát FM500W thiết bị làm chương trình truyền thanh đồng bộ, phòng thu, máy ghi âm chuyên dùng, bàn dựng MIXER, ứng dụng kỹ thuật số, tiếp tục thực hiện đề án phát triển cụm loa TTCS, Nhà nước 40%, nhân dân 60%.

¨     Bổ sung lắp đặt mới hệ thống dàn Anten đồng bộ cho máy phát hình công suất 500W, mua mới 02 - 03 máy camera số, bàn kỹ xảo, bộ dựng chương trình phi tuyến tính, phòng bá âm, hệ thống ánh sáng dùng ghi hình phát thanh viên.

¨     Từng bước tăng thời lượng truyền tiếp sóng đài truyền hình Việt Nam và đài Tiếng nói Việt Nam, tăng thời lượng trên bản tin và nâng cao chất lượng bản tin TT-TH của huyện (nhất là bản tin tiếng dân tộc) với kết cấu hợp lý, thời lượng từ 30 phút/bản, tiếp sóng Đài truyền hình Việt Nam, kênh VTV2 thời lượng 06 giờ/ngày để phổ biến kiến thức khoa học giáo dục đến nhân dân trong huyện.

     Công tác an ninh quốc phòng

–     Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh, giữa quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế xã hội. Phát động rộng rãi phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, phong trào tự quản, giữ gìn an ninh trật tự ở nông thôn. Tăng cường đấu tranh phòng ngừa và trấn áp các loại tội phạm. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong quần chúng nhân dân, tập trung giải quyết, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo, các vấn đề phức tạp nảy sinh ngay từ cơ sở.

–     Lực lượng vũ trang của huyện còn duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tham gia vào kế hoạch phòng chống lụt bão của huyện hàng năm theo phương châm 4 tại chỗ. Sẵn sàng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

     ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG

     Phát triển mạng lưới giao thông

Theo quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, vạch các tuyến chính như sau:

–     Đường quốc lộ: Giai đoạn 2006 – 2010: nâng cấp quốc lộ III đoạn qua huyện Phú Lương từ cấp IV/7,5 – BTN lên cấp IV/2 làn xe, Bm 7,5m – BTN. Giai đoạn 2011- 2020: nâng cấp tiếp lên cấp III – 2 làn xe; bề mặt 9m – bê tông nhựa với tổng chiều dài 22 km ( km93 – km 115).

–     Quy hoạch tuyến đường vành đai I, II: Quy hoạch tuyến vành đai Ngã 3 Bờ Đậu - ĐX51; ĐX 52 (hiện tại ĐX), tổng số 5,4km, hiện tại là đường đất (đi chung với xã 2,2km), mở mới 3,2km. Quy hoạch cầu vượt sông Cầu: giai đoạn 2006 – 2016 lập dự án 1 cầu BTCT dài 150m; giai đoạn 2011 – 2020 xây dựng hoàn thiện 1 cầu dài 150m bắc qua sông Cầu, đây là điểm nhấn phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới.

¨     Km 11,1 – Km 0 (ĐT 263), hiện tại là đường tỉnh lộ, có tổng chiều dài 11,1km: nâng cấp, sửa chữa hoàn thiện.

¨     Km 96 – km90 (QL III): có chiều dài 6km, nâng cấp, sửa chữa, hoàn thiện.

¨     Đường Phú Đô - Khe Quân: hiện tại là đường xã, có tổng chiều dài 3,0km: cải tạo, nâng cấp.

–     Quy hoạch, hiện đại hóa tuyến đường huyện lộ: có tổng chiều dài 115,5km

¨     Giai đoạn 2006 – 2010:  nâng cấp VI/3,5m, rải BTXM 6,0km; mặt cấp phối 59,5km; xây dựng cầu vĩnh cửu 115 (md).

¨     Giai đoạn 2011 – 2020: nâng cấp kỹ thuật lên cấp V/ 5,5m, cải tạo từ cấp VI lên cấp V là BTXM, BTN là 56,0km; cải tạo từ mặt đường cấp phối lên BTN, BTXM là 59,5km; xây dựng cầu vĩnh cửu 208,0 (md).

–     Quy hoạch, hiện đại hóa tuyến đường cấp xã: có tổng chiều dài 448km

¨     Giai đoạn 2006 – 2010: nâng cấp A/ 3,5m (mặt BTXM, nhựa 50,0km; mặt cấp phối các loại 200,0km; đất gia cố 190,0km; xây dựng cầu vĩnh cửu 24 md).  Tổng số 15 tuyến .

¨     Giai đoạn 2011 – 2020: tiếp tục nâng cấp A/3,5m (mặt BTXM, nhựa 358,0km; vật liệu hạt cứng khác 90km; xây dựng cầu vĩnh cửu 40md).

     Phát triển hệ thống thuỷ lợi và đê điều

Chủ động tưới tiêu khoa học theo yêu cầu của cây trồng trên toàn bộ diện tích canh tác với tần suất thiết kế tưới P = 75%, tiêu P = 10%. Đến năm 2012 phấn đấu đảm bảo tưới chủ động cho 90% diện tích lúa, 40% diện tích vùng đồi, đến năm 2020 đảm bảo tưới chủ động cho 90% diện tích canh tác.

Năm 2010 kiên cố hóa kênh mương 20km (vốn đầu tư 4,0 tỷ đồng). Xây dựng mới và sửa chữa các công trình thủy lợi vừa và nhỏ với tổng vốn đầu tư 54,9 tỷ đồng.

–     Giải pháp

¨     Từ nay đến năm 2015 cần tổ chức quản lý và khai thác tốt những công trình thuỷ lợi hiện có, tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư sửa chữa nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho trên 70% diện tích gieo trồng toàn huyện, đến năm 2020 là 85 - 90%.

¨     Quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi với các hạng mục: rà soát điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện mạng lưới trạm bơm, hệ thống mương máng tưới tiêu. Thực hiện nâng cấp các trạm bơm, cống tưới tiêu, bê tông hóa hệ thống mương máng.

¨     Do yêu cầu thâm canh cây trồng, vật nuôi ngày càng cao, việc tưới tiêu nước cho cây trồng, cung cấp nước cho vật nuôi phải đảm bảo chủ động, kịp thời và nước cung cấp phải sạch. Do đó, ngoài hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho cây trồng, còn có sự bổ sung của nguồn nước ngầm. Huyện có kế hoạch xác lập các quy chuẩn cho việc khai thác nguồn nước ngầm, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân khai thác sử dụng, vừa tránh lãng phí vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm.

     Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin

–     Bưu chính

¨     Đến 2012 hiện đại hoá bưu điện thị trấn Đu thành trung tâm bưu chính viễn thông toàn huyện, có năng lực quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến (bưu cục 2).

¨     Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, đặc biệt dịch vụ chuyển phát nhanh. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thông, áp dụng công nghệ mới phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu xã hội.

¨     Củng cố các dịch vụ truyền thống, nâng cao dịch vụ mới (chuyển tiền nhanh, EMS, máy FAX cho các điểm xã thị trấn).

–     Hệ thống viễn thông: chia theo các điểm nút thông tin phục vụ cho khu vực dân cư quan trọng. Đầu tư mở rộng các điểm nút, các trạm BTS (trạm phát sóng di động).

Đến năm 2015 các chỉ tiêu viễn thông đạt mức khá trong cả nước, mật độ 75,29 máy/100 dân, trong đó mật độ điện thoại cố định đạt 28,71 máy/100 dân và mật độ điện thoại di động đạt 46,58 máy/100 dân. Đến năm 2015 tỷ lệ số dân sử dụng Internet đạt 45 – 50%. Trang bị tổng đài theo nhu cầu sử dụng (trong vòng bán kính 3km), các tổng đài kết nối truyền dẫn bằng cáp quang, khi có nhu cầu mở rộng số thuê bao chỉ cần mở rộng các vùng quang.

Đến năm 2020 có 100% nhu cầu về dịch vụ viễn thông được đáp ứng một cách tốt nhất, mật độ điện thoại cố định đạt 40 máy/100 dân, mật độ điện thoại di động đạt 65 máy/100 dân. Năm 2020 toàn tỉnh và huyện chuyển sang khai thác dịch vụ Internet: điện thoại, giao dịch ngân hàng trực tuyến, các thông tin...do vậy hệ thống hạ tầng mạng viễn thông sẽ được hiện đại hoá, tự động hoá hết các khâu trong thời gian tới (theo quy hoạch của ngành).

     Phát triển hệ thống điện

–     Giai đoạn đến 2015

¨     Nâng cấp, cải tạo toàn bộ lưới 10KV thuộc trạm trung gian Phú Lương thành lưới 22KV. Tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn, đến năm 2010 toàn huyện 100% hộ gia đình được sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia.

¨     Xây dựng hoàn thiện 04 trạm điện 0,4KV: xã Tức Tranh ( 12km, vốn đầu tư 1,4 tỷ đồng); 0,4KV và TBA xã Yên Lạc (NLNT – II, 5T và 20K, vốn đầu tư 12,0 tỷ đồng); điện 0,4KV và TBA xã Động Đạt(NLNT – II, 2T và 15K, vốn đầu tư 7,0 tỷ đồng); nâng cấp chống quá tải hệ thống điện nông thôn các xã (vốn đầu tư 5,0 tỷ đồng).

¨     Giai đoạn 2009 – 2010 ngành điện sẽ tiếp nhận toàn bộ lưới điện hạ thế nông thôn (0,4KV) của tất cả các xã về ngành điện quản lý khai thác và bán điện đến tận hộ dân nông thôn theo quy trình kinh doanh điện năng đã được EVN quy định (QĐ số 01/QĐ - EVN –KD & ĐNT ngày 02/01/2008 của Tổng giám đốc EVN): cấp điện – ký kết quản lý hợp đồng mua bán điện – quản lý hệ thống đo đếm điện năng – ghi số công tơ lập hoá đơn tiền điện – thu và theo dõi nợi tiền điện – giao thiếp với khách hàng – lập báo cáo kinh doanh điện năng;

–     Giai đoạn sau 2010: tiếp tục vận hành ổn định, khai thác và quản lý diện theo quy trình kinh doanh điện năng; tiếp tục thực hiện hiện đại hoá hệ thống quản lý, khai thác tự động hoá lưới điện trung và cao áp đã được duyệt.

     Định hướng phát triển theo lãnh thổ và đô thị hoá

.     Không gian phát triển nông nghiệp, nông thôn

Khu vực nông thôn với sự tác động của đô thị hoá sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn, bao gồm công nghiệp sơ chế, dịch vụ sản xuất như khuyến nông, cung ứng hàng hoá phục vụ đời sống... để tạo điều kiện nâng cao thu nhập và mức sống dân cư nông thôn. Huyện có thể phát triển không gian nông nghiệp, nông thôn theo các tiểu vùng như sau:

1/     Tiểu vùng phía Bắc:

Gồm 3 xã phía Bắc Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ. Vùng này thích hợp cho phát triển mạnh lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc lớn (trâu, bò, dê)..., cây ăn quả các loại ( mô hình nông + lâm kết hợp).

Đây cũng là vùng tập trung đất lâm nghiệp của huyện, kẻ cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Riêng xã Yên Trạch rừng tự nhiên chiếm tới 22% diện tích rừng tự nhiên của toàn huyện. Đáng chú ý phần lớn diện tích rừng tự nhiên của huyện là rừng đầu nguồn, có ý nghĩa phòng hộ quan trọng. Sông Chu với nhánh chính dài trên 10km cùng với các hợp thủy của nó là nguồn nước mặt quan trọng của vùng. Trong tương lai vùng phía Bắc có nhiều điều kiện phát triển mạnh và bền vững về lâm nghiệp (triển khai các vùng nguyên liệu giấy và các nguyên liệu để cung cấp cho các làng nghề thủ công truyền thống của huyện như mây, cọ, tre, lá nón…..).

2/     Tiểu vùng phía Tây

Gồm các xã Ôn Lương, Hợp Thành, Phủ Lý. Vùng này thích hợp cho phát triển lúa, cây đặc sản, cây ăn quả, lâm nghiệp, chăn thả gia súc, gia cầm (mô hình nông + lâm kết hợp).

Trong vùng có dải đô thị ven đường quốc lộ III, tạo điều kiện kết hợp kinh tế nông thôn và thành thị. Hướng bố trí cơ cấu kinh tế nông lâm thuỷ sản – công nghiệp và dịch vụ. Tập trung thực hiện chương trình hiện đại hoá nông thôn, phát triển công nghiệp nông thôn. Tập trung chủ yếu trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

3/     Tiểu vùng phía Đông

Gồm 4 xã Yên Lạc, Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh. Vùng này có rất nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông, lâm, thủy sản, các cây công nghiệp lâu năm (chè, cây ăn quả), cây trồng đặc sản và cung cấp nguồn nước mặt, giao thông thủy cho huyện và liên tỉnh. Tập trung phát triển mạnh cây chè - đây là một cây trồng hàng hoá chủ lực của huyện trong những năm tới (chú trọng phát triển mạnh chè an toàn).

¨     Vùng này có nhiều loại đất: đất phù sa được bồi có 37,5 ha tập trung ở vùng Đông. Ngoài ra ở đây còn có các loại đất như đất dốc tụ, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất nâu đỏ trên đá vôi.

¨     Sông Cầu là con sông lớn chảy qua 4 xã của vùng, cung cấp nước cho cả vùng phía Đông và phía Nam, đồng thời cũng là tuyến đường giao thông thủy thuận tiện của huyện.

4/     Tiểu vùng phía Nam:

Gồm thị trấn Đu, Giang Tiên, các xã Động Đạt, Phấn Mễ, Cổ Lũng, Sơn Cẩm. Các loại đất phổ biến ở đây là đất phù sa không được bồi, đất phù sa ngòi suối, đất đỏ vàng, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất vàng nhạt trên đá cát. đây là vùng kinh tế phát triển chính của huyện. Tập trung phát triển mạnh nông nghiệp (các sản phẩm sơ chế, chế biến của huyện đặc biệt là chè an toàn, bánh chưng…), công nghiệp, các đầu mối thương mại và dịch vụ. Các mỏ than Phấn Mễ, Sơn Cẩm, đất cao lanh ở Phấn Mễ, Cổ Lũng, mỏ Tital Động Đạt, các làng nghề thủ công truyền thống...

     Phát triển không gian đô thị

Xu hướng phát triển kinh tế xã hội đang diễn ra thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hoá. Định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 huyện Phú Lương (phấn đấu đạt 70% tiêu chí đô thị loại IV) trở thành đô thị loại IV của tỉnh (nằm trên chuỗi đô thị quốc lộ III: Hà Nội – Thái Nguyên – Phú Lương – ATK Định Hoá – Bắc Cạn – Cao Bằng và tuyến quốc lộ 1B đi cửa khẩu Hữu Nghị – Lạng Sơn).

¨     Hướng phát triển chính của huyện Phú Lương tập trung về hướng Tây và hướng Nam, tương lai phát triển các khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái ven sông Đu. Tổ chức cơ cấu không gian quy hoạch đô thị bao gồm hệ thống các khu chức năng:

·     Trung tâm thị trấn Đu – Giang Tiên sẽ được mở rộng và xây mới hiện đại đảm bảo chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa liên vùng (theo chuỗi Hà Nội – Thái Nguyên – Phú Lương -  Cao Bằng).

·     Đường quốc lộ III, đường nối quốc lộ 1B; đường thủy nội địa sông Cầu, ....  sẽ là động lực lớn để phát triển kinh tế Huyện.

–     Phát triển thêm các thị tứ, trung tâm cụm xã, các thị tứ nằm trên trục đường liên xã và một số trung tâm cụm xã nằm trên các trục đầu mối đường liên huyện, liên tỉnh tạo cơ sở phát triển kinh tế xã hội khu vực vùng cao của huyện.

.     VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Mức độ ô nhiễm môi trường theo đánh giá của UBND tỉnh Thái Nguyên về bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH – HĐH giai đoạn 2007 – 2010 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng (nhất là môi trường không khí, đất, nước). Chất lượng môi trường  đất, nước, không khí của Phú Lương trong những năm tới có xu hướng xấu đi do sự gia tăng tốc độ phát triển của các ngành kinh tế. 

–     Các khu vực định hướng phát triển công nghiệp và đô thị như cụm, điểm công nghiệp Đu - Động Đạt; Phấn Mễ – Làng Cẩm; các điểm khai thác khoáng sản Tital, than, quặng sắt…sẽ là nơi có chất lượng môi trường suy giảm nhiều nhất (hiện tại hàm lượng Xianua vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,9 – 12,9 lần của khu vực thị trấn Giang Tiên; nhiều khu vực nước dưới đất có nồng độ pH thấp dưới tiêu chuẩn cho phép và biểu hiện ô nhiễm Fe, Mn).

–     Các khu vực môi trường đô thị, nông thôn cũng sẽ bị ô nhiễm trầm trọng của rác thải, chất thải của các làng nghề, chất thải sinh hoạt, y tế…Dự báo lượng rác thải tại Phú Lương sẽ tăng lên gấp 1,2 lần (2010) và gấp 2,4 lần (2015) và gấp 6,2 lần so với hiện nay. Chất lượng môi trường nước và không khí cũng tiếp tục suy giảm do sự gia tăng lượng khí thải, rác thải và nước thải từ sản xuất công nghiệp, các hoạt động giao thông và sinh hoạt.

Trong những năm tới công tác bảo vệ môi trường sinh thái của Huyện cần có các giải pháp hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Các giải pháp về môi trường thực hiện theo dự án quy hoạch môi trường đang xây dựng trên địa bàn huyện và của tỉnh trong thời gian tới.

 

Nguồn: Thainguyen.gov.vn
Tác giả: Phòng Biên tập Trị sự



Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 944031