Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

Thông tin chung về huyện Võ Nhai

2011-02-28 03:09:00.0

Cơ cấu tổ chức

            Gồm có 13 phòng ban trực thuộc UBND huyện

            - Văn phòng HĐND và UBND

            - Phòng Tài chính - Kế hoạch

            - Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

            - Phòng Kinh tế và Hạ tầng

            - Thanh tra huyện

            - Phòng Tư pháp

            - Phòng Tài nguyên và Môi trường

            - Phòng Nội vụ

            - Phòng Văn hoá và Thông tin

            - Phòng Thống kê

            - Phòng Lao động TB và XH

            - Phòng Y tế

            - Phòng Giáo dục và Đào tạo

            - Phòng Dân tộc

Giới thiệu tóm tắt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị

            1. Phòng Nội vụ: Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, công tác tôn giáo, tổ chức phi chính phủ; lưu trữ nhà nước; thi đua - khen thưởng.

            2. Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.

            3. Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng; thuỷ văn; đo đạc, bản đồ.

            4. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo về và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.

            5. Phòng Tài chính - Kế hoạch: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và một số nhiệm vụ khác do UBND huyện phân công.

            6. Phòng Văn hoá và Thông tin: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá, gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính viễn thông và internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.

            7. Phòng Giáo dục và Đào tạo: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tào; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bản đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

            8. Phòng Y tế: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y học cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.

            9. Thanh tra huyện: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nàh nước của Uỷ ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

            10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân: tham mưu, tổng hợp cho Uỷ ban nhân dân về hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

            11. Phòng Kinh tế và Hạ tầng: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại quy hoạch; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm cấp, thoát nước vệ sinh môi trường đô thị, công viên, cây xanh, chiếu sáng, rác thải, bến, bãi đỗ xe đô thị, giao thông; khoa học và công nghệ; định hướng phát triển thành thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh, UỶ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thành lập Phòng Kinh tế và Phòng Quản lý đô thị.

            12. Phòng Dân tộc: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc, công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp.

            13. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã.

A. Mục tiêu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Võ Nhai đến năm 2020

Mục tiêu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010

            - Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GTSX bình quân năm 2010 đạt 12,50%. Trong đó: Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 5,8%/năm; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 19%/năm; dịch vụ, thương mại tăng 14%/năm

            - Cơ cấu kinh tế đến năm 2010 ( theo giá hiện hành ) như sau:

            + Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản: 48,92%

            + Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản: 33,80%

            + Thương mại - dịch vụ: 17,28%

            - Thu nhập bình quân đầu người đạt  9,22 triệu đồng/năm.

            - Tổng sản lượng lương thực duy trì ở mức 44,26 nghìn tấn.

            - Tỷ lệ phát triển dân số 1,10/năm.

            - Số lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề đạt khoảng 35%

            - Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 giảm bình quân 5%/năm.

            - Tỷ lệ xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã là 100%.

Mục tiêu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015

            - Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GTSX bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 đạt 15,00%/năm. Trong đó: Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 6,50%/năm; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 21,00%/năm; dịch vụ, thương mại tăng 20%/năm

            - Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 ( theo giá hiện hành ) như sau:

            + Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản: 33,90%

            + Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản: 44,35%

            + Thương mại - dịch vụ: 21,75%

            - Thu nhập bình quân đầu người đạt  16,27 triệu đồng/năm.

            - Tổng sản lượng lương thực duy trì ở mức 63,44 nghìn tấn.

            - Tỷ lệ phát triển dân số 1,00%/năm.

            - Số lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề đạt khoảng 45%

            - Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015giảm bình quân 2%/năm.

            - Đến 2015 đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học toàn huyện.

Mục tiêu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020

            - Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GTSX bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 đạt 16,80%/năm. Trong đó: Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 7,50%/năm; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 21,00%/năm; dịch vụ, thương mại tăng 26,00%/năm

            - Thu nhập bình quân đầu người đạt 36,30 triệu đồng/người/năm

            - Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 như sau:

            + Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản: 20,91%

            + Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản: 49,42%

            + Thương mại - dịch vụ: 29,67%

            - Tổng sản lượng lương thực đạt  86,10 nghìn tấn.

            - Tỷ lệ phát triển dân số đạt 0,90%/năm.

            - Lao động trong độ tuổi được qua đào tạo đạt khoảng 56%

            - Phấn đấu 100% các trường học đạt chuẩn Quốc gia.

            - Phấn đấu có 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 80% làng, bản, khu phố đạt chuẩn làng, khu phố văn hoá được cấp huyện công nhận, trên 90% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá.

B. Mục tiêu về môi trường:

            + Tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường, từng bước tạo thói quen, nếp sống vì môi trường xanh, sạch đẹp.

            + Bảo vệ và khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường và cân bằng sinh thái.

            + Các đô thị và cụm điểm công nghiệp tập trung được xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam.

            + Đến 2020 tỷ lệ dân số ở thành thị dùng nước hợp vệ sinh đạt 100% và ở nông thôn đạt 95%.

C. Mục tiêu về an ninh quốc phòng

            +  Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng nền quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân, giữa quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế - xã hội.

 

 


Nguồn: thainguyen.gov.vn
Tác giả: Phòng Biên tập - Trị sự



Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 944526